Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh: The Man & The Myth
Sự Thật về Hồ Chí Minh

Monday 26 April 2010

Với bạn đồng hành, hãy có tâm nóng và tuệ sáng!

Gần đây trong và ngoài nước bàn nhiều về Linh mục Nguyễn Văn Lý và Luật sư Lê Thị Công Nhân. Không cần nói đến những bài báo chính thống trong nước, nói lấy được, chẳng ai nghe, kết tội Lm Lý là kẻ tội phạm được đặc ân do ốm đau, mạt sát Ls Công Nhân là dại dột, non nớt, ra tù còn hoang tưởng về mình.

Cũng không cần nói đến những kẻ manh tâm chống phá phong trào tự do dân chủ, tự vỗ ngực là chống cộng kiên định nhất trần gian, lên án từ ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương … đến các cô Thanh Thủy, Thanh Nghiên, anh Đỗ Nam Hải, Nguyễn Khắc Toàn, cả đến ông Nguyễn Chính Kết, Linh mục Chân Tín… là “cuội”, là tay sai CS, là CS trá hình, cho đến ở nước ngoài các ông Đoàn Viết Hoạt, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện… đều được họ ‘sáng suốt’ nhận ra là ‘đặc công đỏ nằm vùng’.

Đó là một liên minh tự nhiên ‘độc quyền cộng sản‘ với ‘độc quyền chống cộng’ hai thế lực cực đoan ở 2 đầu chung một bản chất tận cùng phi lý. Giữa anh em, bạn bè dân chủ với nhau, trong và ngoài nước, ủng hộ nhau, góp ý, xây dựng cho nhau đang là vấn đề, cần có thái độ sao cho phải đạo và có lợi chung.

Theo tôi, vừa qua đã có những lời nói, những bài viết, có những ý chưa được nghiền ngẫm cân nhắc kỹ, chưa toát lên tấm lòng nhiệt tâm, yêu thương trân trọng người bạn đường quý hiếm của mình. Do có lúc trái tim thiếu ấm nóng để bộc lộ cái tôi cần cảnh giác. Cũng từ đó mà tuệ không thật sáng, không thật minh mẫn, không biết rằng đối phương rất ác độc, ma quái sẽ lợi dụng những sơ xuất, sa đà của mình để vu cáo, bôi xấu, hạ thấp bạn đường của mình, làm hại phong trào chung.

Tại sao khi cô Lê Thị Công Nhân nói rằng quốc hội Mỹ nên quan hệ với quốc hội Hà Nội lại vội cho rằng nói thế là sai lập trường(!), là đề cao chính quyền CS(!), là non nớt… Đây là cô nói với các nghị sỹ Mỹ đang có quan hệ với quốc hội Hà Nội, với ý tứ là ép, hướng dẫn, dạy bảo cho họ những bài học về dân chủ đích thực.

Khi Lm Lý nói với khách quốc tế rằng cần có tổ chức chính trị mạnh, có lý luận đúng, lôi cuốn quần chúng, theo con đường hòa bình không bạo động, nếu để cho bạo loạn, dẫn đến chiến tranh huynh đệ tương tàn như xưa, thì thà rằng cứ để CS cai trị còn hơn. Ông nói hơi quá, về một chuyện chưa xảy ra, nhưng cốt để khẳng định con đường phi bạo lực. Sao có bạn lại kể ra ‘4 sai lầm’ của ông, cho rằng ông đã phạm sai lầm nghiêm trọng lắm. Tôi cho rằng LM Lý trả lời các cuộc phỏng vấn, nhất là khi tiếp bà đại sứ Canada, đã tỏ ra am hiểu, vững vàng, còn sinh động trong lập luận, trình độ chính trị so với nhiều anh em ta trong phong trào dân chủ không có chút thấp kém nào.

Cái chí khí của người dám ghi rõ trước cán bộ công an: Viêt Nam Cộng hòa XHCN – Chưa Độc lập – Thiếu Tự Do – Không Hạnh phúc; rồi không ký giấy xin ân xá ; quyết không nhận phạm tội ; ốm nặng liệt nửa người, vẫn không chịu ra nước ngoài chữa trị.

Cô Lê Thị Công Nhân khi ra tù đã nói ‘đã đấu tranh là đấu tranh đến cùng‘, ’bận vào tù ‘, hồn nhiên, bất khuất, thông minh đến vậy, gắn bó với Khối 8406, chẳng có gì là non là kém. Trái lại, chính dân biểu Hoa Kỳ quý trọng cô, coi là chính khách tương lai mà đất nước cần. Đối với người như thế không bao giờ nên phê phán dễ dãi, cả khi có tinh thần xây dựng càng nên thận trọng.

Lại có bạn luôn tự cho là dân chủ lương thiện lại viết rằng ‘đa số bạn bè trong và ngoài nước đều thất vọng về Lm Lý’, và ‘quay mặt với khối 8406’. Đa số là bao nhiêu ? Tôi nghi ngờ lắm. Không nên lôi số đông viển vông vào với riêng một người.

Giữa bạn đồng hành với nhau, trước đối phương nham hiểm, không nên lặp đi lặp lại rêu rao rằng trong nước có những hàng động ‘manh động‘, khối 8406 là ‘manh động’, Tập thể Thanh niên dân chủ là ‘manh động’, truyền bá nhận xét nhóm Nguyễn Tiến Trung trẻ người non dạ, là ham danh tiếng bề nổi, là ” con cái các cụ cả ‘…

Cần nhận rõ rằng thay thế một chế độ toàn trị không đơn giản, dễ dàng, không phải sẽ diễn ra từng bước rõ rệt, xong bước 1 đến bước 2, xong bước 2 lên bước 3 như lý thuyết sách vở. Các bước xen kẽ, gối lên nhau. Và lập ra khối…, ra tập họp… cũng là hành động dấn thân cần thiết, gây cho chính quyền giật mình, hoảng sợ, đối phó, tạo thanh thế cho phong trào chung, hoàn toàn không phải là ‘tự sát’ vô ích! Huống gì khối 8406 đang còn phát triển cả trong và ngoài nước, mấy chục bạn còn trong tù, được thế giới biết đến và quan tâm, không thể khinh thị cả một tập thể như thế. Có ai nỡ ngoảnh mặt đi, dè bỉu anh chị em mình .

Đó là những bậc thang nhỏ, là những lớp đá lát đường cho tiến trình đấu tranh. Từ hồi 1930 lãnh tụ đảng trưởng Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học trước khi lên đoạn đầu đài dõng dạc tuyên bố “cuộc khởi nghĩa không thành công thì thành nhân”. Đó chính là một nấc thang lớn thức tỉnh toàn dân để Quốc Dân Đảng tăng 3 lần số đảng viên 5 năm liền sau đó dù cho thực dân lùng bắt.

Bất cứ hành động nào đi trước là giơ lưng ra cho bạn đồng chí hướng trèo lên vai, để cho lớp sau leo tiếp, chinh phục dần lô cốt cố thủ của đối phương. Không thể phụ bạc bĩu môi với những dấn thân trước ta. Cần ưu ái, thương yêu, quý mến chân thành.

Cô Lê Thị Công Nhân, lm Nguyễn Văn Lý có thể có sơ xuất, thiếu sót, sơ hở, cần góp ý, nhưng không nên khuếch đại lên, nói quá lên. Hai người đã hy sinh, chịu đựng quá nhiều. Ở ngoài nước ta được sống thảnh thơi, tự do, càng không nên vào hùa một cách vô tình với những kẻ cố tình phá hoại, vu cáo phong trào dân chủ mà chính chúng ta đang dày công xây dựng.

Xét cho cùng, theo kinh nghiệm bản thân tôi, – cũng từng lầm lỡ và vụng dại, thái độ chung với bạn bè dân chủ đồng hành nên luôn theo phương châm : “luôn giữ cho trái tim nóng hổi, không bao giờ nguội lạnh tình anh chị em, giữ cho trí tuệ trong sáng, không để lu mờ vì vị kỷ, bè phái.”

Paris 16 – 4- 2010

Bùi Tín

Saturday 19 December 2009

Phải chăng pháp luật Việt Nam chỉ bảo vệ cái ác?

1. Từ sáng ngày 09/12/ 2009, bọn côn đồ cả trăm người ở bên ngoài đã bạo hành, ùa vào Chùa Phước Huệ quấy rối, đánh sư, phá chùa, xua đuổi tăng thân Làng Mai ra khỏi chùa Phước Huệ rồi gây sức ép buộc TT Thái Thuận ký vào biên bản đã được bọn chúng soạn sẵn trong khi phái đoàn EU Nhân Quyền Châu Âu đang đến làm việc với TT Thích Thái Thuận và thăm tăng thân- tu sỹ Phật giáo là người Việt Nam tu theo Pháp Môn Làng Mai đang tỵ nạn tại chùa Phước Huệ.

Những hành động quấy rối của bọn người nhân danh là “phật tử” nhưng có phải là phật tử?

Là Phật tử ai cũng kính Phật trọng Tăng, không ai có hành động vô đạo như vậy. Chắc chắn họ không phải là phật tử. Thượng tọa Thích Thái Thuận đã nói- họ không phải là Phật tử. “Những người đó chính là những người mà họ giả Phật tử thôi “.

Họ là ai? Kẻ quấy rồi, lưu manh, vô luật pháp, vô văn hóa ấy là ai? Chắc chắn không phải là người lương thiện nhưng vì sao nhà nước, những lực lượng bảo vệ pháp luật lại không có biện pháp nào để ngăn chặn khi chúng xâm phạm nơi tu hành, nơi thờ tự, chốn thiêng liêng của tôn giáo; xâm phạm nhân phẩm con người mà không bị trừng trị, thậm chí, còn được dung túng! Chùa là của thập phương chứ không phải riêng ai, vì sao chỉ một nhóm nhân danh Phật tử lại có quyền gây rối?

Mỗi sự việc xảy ra, dù đúng hay sai thì pháp luật, công cụ pháp luật phải kịp thời ngăn chặn; đúng sai phải xử theo pháp luật chứ không thể để sự việc vô pháp, vô cương, rối loạn xã hội xảy ra như vậy. Nhà nước Việt Nam có luật pháp không? Nếu có vì sao lại không bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ người công dân sống theo pháp luật? Chẵng lẽ văn hóa, đạo đức, luật pháp, xã hội Việt Nam hiện nay xuống cấp đến thê thảm vậy sao?

2. Những kẻ bạo hành, quấy rối trên như là kẻ “chuyên nghiệp”, phải chăng đó là người “thực thi pháp luật” của nhà nước Việt Nam theo Văn thư 22t/PNV ngày 7/12/2009 của Phòng Nội Vụ Bảo Lộc bác Đơn xin gia hạn lưu trú đối với những tăng sinh tu theo Pháp Môn Làng Mai tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng ?

Công văn số: 1185/TGCP-PG ngày 26.11.2009 do ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng Ban Thường Trực Điều Hành BTGCP ký bác bỏ nội dung Đơn bảo lãnh của Viện chủ Tu viện Toàn Giác và Thiền viện Vạn Hạnh thông qua 2 Công văn số 500/CV.HĐTS và 505/CV.HĐTS ngày 09 tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đơn Bảo Lãnh của HĐTS-GHPGVN?

Việc luật pháp phải do luật pháp giải quyết. Kẻ thực thi pháp luật mang tính chất gây rối, hành động vi phạm pháp luật không thể là kẻ đại diện cho pháp luật. Chúng ngang nhiên lộng hành khi bọn chúng hai mà một.

Nhà nước bác đơn xin gia hạn lưu trú đối với những tăng sinh tu theo Pháp Môn Làng Mai tại chùa Phước Huệ lại với lý do cư trú, vì chính quyền các địa phương không chấp thuận việc những người tu theo pháp môn Làng Mai tập trung tu tập đông người tại một cơ sở Tôn giáo ở địa phương! Những lý do trên đều không chính đáng.

Nước Việt Nam này là thống nhất chứ không phải mổi địa phương là một quốc gia riêng biệt.

Kẻ cư trú bất hợp pháp trên đất nước này, có những người là công dân Việt Nam do cuộc sống vì mất đất, mất ruộng, mất nhà… nên đến các đô thị làm ăn nhưng còn những bọn lao động Tàu đang ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, những kẻ da đen Châu Phi nhập lậu vào VN… gây nên những tệ nan xã hội, hiểm nguy về an ninh quốc gia nhưng sao chính quyền không có biện pháp, nhân dân “giả danh phật tử” quấy rối kia sao không “thực thi”, không có thái độ phản ứng gì để giữ gìn đất nước, bảo vệ cuộc sống an bình cho nhân dân?

Các Tu sinh Làng Mai là những công dân Việt Nam tu tại Tu viện Bát Nhã, đã bị đàn áp nay tạm trú tại Chùa Phước Huệ, họ là những người tu; họ không có hành động nào gây rối trật tự trị an, không làm chính trị; không chống đối nhà nước, thậm chí không chống lại những kẻ đàn áp mình.

Họ tu theo Pháp Phật, học theo chánh pháp. Bằng hình ảnh của họ qua tu học, tu tập Phật tử các nơi đã đến với họ để dự những khóa tu. Những con người có tâm hướng thiện, tu theo chánh đạo, “tự độ, độ tha”; “cứu người, giúp đời”; họ là những người thiện tâm, là những nhân lành để xây dựng một xã hội Việt Nam sống hữu đạo, “tốt đạo, đẹp đời”, đúng ra nhà nước, địa phương cần phải trân trọng họ nhưng sao lại có hành động ngược lại, không chấp nhận họ với lý do tập trung tu tập đông người tại một cơ sở Tôn giáo ở địa phương, gây cho họ đủ mọi khó khăn mà những người dân lương thiện cảm thấy có một điều gì đó bất minh.

Hay nhà nước sợ họ sẽ làm chính trị? Vụ trưởng Phật giáo Ban TGCP Bùi Hữu Dược đã nói “chưa có đủ cơ sở để kết luận Tu Sinh Làng Mai hoạt động chính trị…”(1).

Chính nhà nước đã áp đắt chính trị vào tôn giáo, biến tôn giáo thành công cụ chính trị chứ tôn giáo không làm chính trị. Hoặc cho rằng HĐTS-GHPGVN không thừa nhận Làng Mai? - Không phải, vì HĐTS-GHPGVN đã phê duyệt đơn Bảo lãnh và đã gửi cho Ban tôn giáo chình phủ. HĐTS-GHPGVN đã thừa nhận Pháp môn Làng Mai là một pháp môn tu học của Phật giáo.

Các Công văn của HĐTS-GHPGVN trước đây và vừa qua đã thể hiện và đã cho phép Pháp môn Làng Mai mở các khóa tu. Công văn 553/CV-HĐTS do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ký ngày 30.11.2009 chỉ là một công văn thực hiện sự chỉ đạo của BTGCP, thể hiện GHPGVN, nói riêng, tôn giáo, nói chung, đã bị chính trị hóa, phục vụ chính trị của đảng cộng sản ; tự do tôn giáo là tự do trong phục vụ các nhiệm vụ chính trị của kẻ nắm quyền lực.

Pháp môn Làng Mai được phát triển khắp nơi trên thế giới nhưng vì sao tại VN lại không được chấp nhận? Họ đã làm gì gây “bất bình” trong nhân dân? Ai đã “bất bình”? Những kẻ quấy rối, vô văn hóa, vô trật tự, vô luật pháp, kẻ “giả danh phật tử” kia là “nhân dân bất bình” hay sao? Nhà nước và Luật pháp bảo vệ ai? Nhằm mục đích gì? Quyền tu học là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân trong xã hội; quyền ấy là nhân quyền, là những quyền tự do, dân chủ mà Hiến pháp, Luật pháp VN đã quy định vì sao lại ngăn cấm!? Hay nhà nước “sợ tăng thân, thù chính đạo”?(2)

Sự đàn áp tăng thân Làng Mai tại tu viện Bát Nhã và Chùa Phước Huệ vừa rồi chính nhà nước đã vi phạm Hiến pháp, Pháp luật; vi phạm quyền tự do tôn giáo. Nhà nước đã thể hiện là một nhà nước không có Luật pháp khi dung túng cho bọn côn đồ quấy rối, áp bức người tu, phá Chùa, hại Đạo. Chính bọn quấy rối ấy là kẻ vi phạm pháp luật cần phải trừng trị.

Nếu những lực lượng bảo vệ trị an, bảo vệ Pháp luật dung túng bọn xã hội đen, bọn lưu manh, quấy rối an ninh trật tự xã hội thì chính nhà nước đã đứng về phía cái ác, là kẻ làm phân hóa, chia rẽ trong nội bộ nhân dân chứ không phải là ai khác. Nhân dân ngày càng cảm thấy nhiều nổi bất an, lo sợ vì xã hội không có kỷ cương, phép nước. Luật pháp không bảo vệ người ngay, không bảo vệ lẽ công chính….

3. Nếu nhà nước Việt Nam là nhà nước có luật pháp, không phải là luật pháp bảo vệ cái ác: *Nhà nước cần thực thi pháp luật công băng, nghiêm minh, bảo vệ mọi công dân việt Nam trong xã hội bình đẳng; tôn trọng các quyền tự do tôn giáo, bảo vệ các cơ sở tôn giáo cũng như bảo vệ cuộc sống mỗi gia đình, mổi công dân trong xã hội; phải trừng trị những kẻ gây rối, dù bất cứ nhân danh gì, bất cứ lý do gì như sự việc mới xảy ra tại chùa tại Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng những ngày vừa qua.

Nếu Chùa Phước Huệ có vi phạm pháp luật thì đó là việc của pháp luật, của tòa án chứ không thể “thực thi” bằng quyền của bọn xã hội đen…Xã hội không bao giờ chấp nhận những bọn lưu manh, côn đồ ấy tự do tự do tác oai, tác quái trong xã hội. Những kẻ ấy là kẻ gây tội ác, gây sự bất an ninh cho mỗi người dân, cần phải nghiêm trị. Bất cứ kẻ nào, lực lượng nào dung túng cho những kẻ đó cũng phải loại trừ ra khỏi bộ máy nhà nước…thì khi đó pháp luật nhà nước mới công minh.

*Nhà nước cần tôn trọng ý nguyện của nhân dân, của các tu sinh Làng Mai - những người công dân trong xã hội chỉ có một hạnh nguyện tu; của các vị Viện chủ Tu viện Toàn Giác và Thiền viện Vạn Hạnh đã đệ đơn bảo lãnh tu sinh tăng thân Làng Mai theo những quy định và trình tự luật pháp.

Pháp môn Làng Mai tu theo pháp phật với hình thức tăng thân, tăng đoàn, là một pháp môn của Phật giáo. Pháp môn Làng Mai không làm chính trị. Cơ sở tu học theo Pháp Môn Làng Mai trên thế giới đã thể hiện điều ấy. Nhà nước nắm chính quyền, pháp luật và mọi công cụ pháp luật trong tay tại sao lại sợ những người tu chỉ có một hạnh nguyện tu!?

*Nhà nước nên nghiêm khắc xem xét lại chính mình khi đã có một lực lượng bảo vệ pháp luật, bảo vệ an ninh cuộc sống nhân dân nhưng lại không bảo vệ nhân dân; dung túng cho những kẻ bất lương, hành động vi phạm pháp luật diễn ra trước cả con mắt của ngưới nước ngoài với những hành động, thái độ vô văn hóa.

Chẵng lẽ đó là bản chất của nhà nước “của dân, do dân, vì dân”? Nhà nước không có kỷ cương, luật pháp? Nhân dân đã trả lương cho những người bảo vệ luật pháp, bảo vệ an ninh xã hội là cho những kẻ ấy sao, những kẻ không bảo vệ mà còn chống lại nhân dân, gây nên ngày càng nhiều nổi bất an cho nhân dân trong cuộc sống! Công cụ bảo vệ pháp luật hiện nay bảo vệ ai?

Có tuân thủ, thực thi pháp luật, bảo vệ nhân dân, người lương thiện hay bảo vệ kẻ phạm pháp, đứng ngoài Luật Pháp? Nhân dân cũng rất không yên tâm về luật pháp, công cụ bảo vệ pháp luật Việt Nam, về tất cả những gì Việt Nam cam kết với thế giới. Mong tất cả những cam kết của Việt Nam với thế giới được thực thi chứ không phải chỉ cam kết trên giấy và mong thế giới buộc tất cả những quốc gia đã cam kết phải tôn trọng thực hiện. Thế giới ngày nay không thể là thế giới của những kẻ độc tài, của cái ác độc tôn!

Nguyễn Hoàng Quang

--------------------------------------------------------------------------------
(1) Vụ trưởng Phật giáo Bùi Hữu Dược:”Tu sinh Làng Mai không hoạt động chính trị
(2) Khi cái ác đã bộc lộ

Top 10 Vietnamese Money Launderers in 2009

Pham Nhat Vuong, Member of the Board of Directors of Vincom (VIC) and Vinpearland (VPL), with stock assets worth 9,099 billion dong, is now considered the richest stock millionaire in 2009, according to Tien Phong news.

The 41-year old businessman is now also the Chairman of Ukraine’s Technocom Group and Chairman of the Vietnamese Overseas Businessmen Association.

Vuong was ranked the second in the 2008’s list of the top 10 Vietnamese stock millionaires and he stayed in second position until recently, when Doan Nguyen Duc, who was number one, lost 4 trillion dong in assets and fell to second.

Doan Nguyen Duc, Chairman of Hoang Anh-Gia Lai Group, holds a volume of shares worth 8,725 billion dong. Duc also led the list of the top 10 Vietnamese stock millionaires in 2008. Duc became a dollar billionaire when his shares were worthmore than 16 trillion dong in March 2008 (16 trillion dong was then equal to one billion dollars).

Though Duc has become ‘poorer’ than previously, he still believes that a series of projects now under implementation will soon add his name back to the list of the world’s billionaires.

The third position has fallen to Dang Thanh Tam, Chairman of the Saigon Investment Group and the richest person on the stock market in 2007. Tam is now holding sharesworth over 4,300 billion dong.

Chairman of the Hoa Phat Group Tran Dinh Long is now in fourth position with HPG shares worth 2,700 billion dong. The fifth is held by Chairman of Hoa Sen Group Le Phuoc Vu, who is holding shares worth nearly 1,050 billion dong.

The sixth position belongs to Truong Thi Le Khanh, Chairwoman and General Director of Vinh Hoan Company, who has 988 billion dong worth of stocks. Khanh has become the richest woman in the stock market, richer than many other big names such as Dang Thi Hoang Yen, Chairwoman of Tan Tao Group, Dang Thi Hoang Phuong (sister of Dang Thanh Tam), Pham Thu Huong (wife of Dang Nhat Vuong).

Nguyen Duy Hung, Chairman of the Saigon Securities Incorporated (SSI), the biggestsecurities company now, ranks the seventh with 14 million shares in SSI worth nearly 950 billion dong.

Truong Gia Binh, the richest person on the stock market in 2006 and Chairman of the FPT Group, has stocks worth 835 billion dong and ranks eighth.

The ninth and tenth stock market millionaires are Nguyen Chinh Nghia, who has stocks worth 750 billion dong, and Chairman of Nam Viet Seafood Corporation, who has 452 billion dong.

There is no change with the first four positions in the 2009 list of top stock millionaires in comparison with 2008.

There are 100 people who have the stock assets worth 100 billion dong and higher. The top 10 richest people have assets accounting for 50 percent of all shares’ value, estimated at 27 trillion dong.

VietNamNet

Hai năm sau sự kiện biểu tình: Khi tình yêu nước bị kiểm duyệt

Tháng 12 năm nay đánh dấu 2 năm sự kiện học sinh, sinh viên Việt Nam xuống đường biểu tình chống Trung Quốc sau khi Quốc Vụ Viện Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố huyện Tam Sa quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Biểu tình diễn ra đồng thời ở Hà Nội và Sài Gòn. Giới trẻ thời "a còng" đã sử dụng internet và điện thoại di động làm phương tiện kêu gọi để cùng xuống đường bày tỏ lòng yêu nước.

Theo hẹn, đúng sáng ngày chủ nhật, 9/12/2007 các bạn trẻ, chủ yếu là sinh viên của các trường đại học với khí thế hừng hực đã tiến tới bao vây Đại sứ quán Trung Quốc và lãnh sự tại Sài Gòn.

Các trang báo chính thức của nhà nước - như thường lệ - hoàn toàn im lặng trước những sự việc "nhậy cảm" nhưng trên các blog tràn ngập thông tin, dồn dập hình ảnh cập nhật về cuộc biểu tinh hy hữu này. Blog "Nhân chứng và Lịch sử" cho biết, khoảng 500 người đã tập trung trước cửa Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Sài Gòn. Cùng với họ, là cờ Tổ quốc, là băng rôn biểu ngữ, là lòng nhiệt tình, hăng say của tuổi trẻ và hơn cả là tình yêu đất nước.


Mặc dù do học sinh, sinh viên khởi xướng nhưng thấp thoáng trong đoàn biểu tình là một số gương mặt của văn nghệ sỹ, một số em nhỏ theo cha mẹ và cả những người đi đường dừng lại xem rồi tham gia luôn cùng. Cũng trong những bức ảnh được công bố sau này, người ta thấy, hình ảnh của những bà mẹ Việt Nam, những người tưởng như chỉ loanh quanh với đồng ruộng hay bếp núc đã sát cánh cùng con em mình bày tỏ lòng yêu nước.

Cuộc biểu tình đã bị cảnh sát cơ động 113 dẹp vài tiếng sau đó, Những người tham gia bị "lùa" vào nhà Văn Hóa thành phố và một cuộc đối thoại có thể nói là chất vấn của học sinh sinh viên đã diễn ra sôi nổi với lãnh đạo thành phố. Phản ảnh của những người tham gia cho biết, lãnh đạo đã "lúng túng ra mặt".

Cũng sáng ngày hôm đó, Đại sứ quán Trung Quốc nằm trên phố Hoàng Diệu, Hà Nội đã bị bao vây bởi hàng trăm người cùng rừng cờ, tiếng hò hét phản đối, tiếng hát Quốc ca... Chừng 2 tiếng sau, cảnh sát cũng đã dẹp xong cuộc biểu tình ở Hà Nội.

Những người biểu tình hẹn nhau tiếp tục vào chủ nhật kế tiếp. Nhưng ngay sau đó, bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ra chỉ thỉ tới các trường cấm sinh viên tham gia biểu tình và đe dọa đuổi học với những người tham gia.

Chủ nhật tuần sau, 16/12 chỉ còn lác đác một số bạn trẻ.

Hơn 30 năm kể từ sau chiến tranh kết thúc, lần đầu tiên, người ta được chứng kiến cuộc biểu dương lòng yêu nước hào hùng như vậy, sinh động như vậy. Cuộc sống bon chen của kinh tế thị trường với nỗi lo cơm áo gạo tiền, thời buổi mà "nén bạc đâm toạc tờ giấy", "chân lý không bằng chân giò".v.v., lòng yêu nước tưởng như bị lãng quên. Vậy mà nó đã trỗi dậy như hào khí quật cường mà ông cha ta đã có từ ngàn năm nay. Giới trẻ Việt Nam dường như chỉ mê game, chat chít, đua xe, lắc nhảy, sành điệu với hàng hiệu.v.v. đã chứng tỏ trong huyết quản của mình vẫn giần giật chảy dòng máu Lạc Hồng .

Thiết nghĩ, nhà cầm quyền của bất kỳ quốc gia bình thường nào cũng phải hãnh diện vì có một nhân dân như thế, một giới trẻ sẵn sàng với vận mệnh của đất nước như thế.

Nhưng không. Trên các blog, người ta ngơ ngác hỏi nhau. Điều gì đang xảy ra?

Sau công văn "Hỏa Tốc" của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là hoạt động rà soát và xiết lại trật tự tại các trường đại học, là đe dọa kỷ luật và đuổi học. Không khí e dè, lo ngại bao trùm trong các trường Đại học, Những người được cho là "cầm đầu" bị công an thẩm vấn, blog bị kiểm soát chặt hơn. Blogger Điếu Cày, thành viên câu lạc bộ Dân Báo, người đã tích cực tham gia, viết lách kêu gọi biểu tình phải chịu án tù 2,5 năm với tôi danh "trốn thuế".

Gần đây, người ta biết thêm một thành viên tích cực khác mà hành vi bị xem là "kích động biểu tình" sẽ làm dày thêm hồ sơ "tội phạm" khi anh ra trước vành móng ngựa, đó là Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung.

Người khác, đạo diễn Song Chi đã phải xin tị nạn chính trị và hiện đang sống ở Na Uy sau những "khó ở" vì hơn chục lần bị thẩm vấn.

Hóa ra, yêu nước không phải đơn giản. Trong một xã hội mà mọi hoạt động (từ thanh thiếu niên, phụ nữ, phụ lão, công đoàn, các hội nghề nghiệp, các hội thể thao.v.v.) đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng; đảng kiểm duyệt mọi sinh hoạt văn hóa, truyền thông .v.v. thì đương nhiên lòng yêu nước cũng không thể thoát khỏi sự kiểm duyệt.

Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã bao giờ tình yêu nước trong sáng của nhân dân lại bị kiểm duyệt một cách nghiệt ngã như vậy? Những con cháu Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo oanh liệt ngày nào giờ đây phải câm nín, không được phản kháng khi Trung Quốc bắn giết ngư dân (1), đánh đập tàn nhẫn, tịch thu tầu bè dù đang đánh cá trên vùng biển do ông cha để lại. Báo chí phải im lặng khi "Nam Quốc Sơn Hà” bị mất dần biển đảo, bị lấn chiếm cả những địa danh đã đi vào lịch sử như thác Bản Giốc, ải Nam Quan?

Nhất định một ngày nào đó, lịch sử sẽ trả lại sự công bằng cho những người tham gia biểu tình hôm đó. Họ sẽ được ghi nhận như những người con ưu tú của đất nước. Những hình ảnh về họ sẽ mãi mãi được lưu giữ không chỉ trên các trang mạng mà trong trái tim của hàng triệu người Việt Nam.

Và lịch sử sẽ làm công việc của nó, sẽ phán xét những kẻ vì quyền lợi của đảng mình, của phe nhóm mình mà xem nhẹ lợi ích dân tộc, trà đạp lên tình yêu nước của nhân dân.

Ngọc Khánh


Wednesday 23 September 2009

Quan hệ Việt - Trung: Mười tám năm Bắc - thuộc đã là quá đủ !

Quan hệ Việt - Trung từ xa xưa đến nay luôn có ý nghĩa chiến lược mang tính chất quyết định đối với đất nước ta. Cứ khi nào chính quyền ta có lập trường tự chủ tự cường, đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng, thì nền độc lập được giữ vững, đất nước phát triển thuận hoà, mọi âm mưu xâm lấn bị đẩy lùi.

Hiện nay tình hình không được như thế; còn rất đáng lo ngại.

Mong ông Phụng trả lời

Mới đây, ông Lê Công Phụng nguyên là Trưởng ban biên giới, tham gia đàm phán với phía Trung quốc 2 Hiệp định về biên giới trên bộ và ranh giới trên biển, hiện là đại sứ ở Mỹ, đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc của báo Văn hoá ở Nam Cali. Ý định của ông Phụng là xua tan những nghi ngờ rằng phía Việt nam đã nhân nhượng rất nhiều, thanh minh rằng kết quả đàm phán là công bằng, hợp lý. Tôi muốn đặt ra với ông Phụng vài câu hỏi. Mong ông trả lời ngay thật, vì chỉ có sự thật mới thuyết phục được đông đảo người Việt quan tâm đến vấn đề này.

- Vì sao từ khi đàm phán năm 1992 đến khi kết thúc, chính quyền trong nước không thông báo cho nhân dân biết, cũng không báo cáo cho Quốc hội hay Uỷ ban thường vụ quốc hội biết, khác hẳn khi thương lượng với Mỹ từ 1968 đến 1973, luôn thông báo công khai tiến triển và chủ đề từng kỳ họp? Có điều gì khuất tất phải giữ kín. Sao không tận dụng sự hỗ trợ của dư luận?

- Khi đưa ra quốc hội Bản hiệp định trên bộ ngày 9-6-2000, không có chất vấn và thảo luận; qua loa hình thức đối với Hiệp định quan trọng như thế, vì sao?

- Tại sao tập bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đi kèm, coi như nội dung cấu thành Hiệp định năm 1999, không được đưa công khai ? sao dấu kỹ thế?

- Sách Trắng bộ ngoại giao năm 1979 lên án nhiều thủ đoạn xâm lấn trắng trợn và tinh vi của phía Trung quốc, phía Việt nam có giữ những ý kiến ấy không ? hay đã tự rút bỏ ?

- Vì sao cả 2 bản hiệp định đều ký vào những ngày cuối năm (ngày 30 và 25 tháng 12), rõ ràng theo ý kiến của Giang Trạch Dân: ''lãnh đạo 2 đảng đã thoả thuận ký trước khi năm 1999 (và sau đó là năm 2000) kết thúc". Có ai đi thương lượng lại bị đối phương ép về thời hạn để bị động đến như vậy ?

- Một chuyên gia quốc tế về biển cho rằng phía Việt nam hớ to khi ký hiệp định biên giới trên biển, vì đó là Vịnh Bắc bộ của Việt nam (golfe du Tonkin), lẽ ra phía VN phải được ít ra là 2/3, hay 3/4, vì các yếu tố cấu thành Vịnh. Số dân sống quanh Vịnh : Việt nam gấp 4 lần Trung quốc; số đảo và đường ven biển : Việt nam gấp hàng trăm lần Trung quốc; số sông đổ lượng nước và phù sa để tham gia hình thành Vịnh : Việt nam có gấp hơn 10 lần Trung quốc...

- ông Phụng cho rằng Trung quốc là nước láng giềng lớn mạnh, "ta phải biết sống với họ", nghĩa là nhún nhường, biết điều ... Thưa rằng đó chỉ là một mặt thôi, là mặt chiến thuật thôi! Mặt chính là Việt nam phải mạnh lên toàn diện, về chính trị - tinh thần - kinh tế - quân sự - văn hoá - ngoại giao, phải đoàn kết toàn dân, cố kết dân tộc, ý chí vững mạnh về chủ quyền, đó mới là cơ sở của mọi cuộc đàm phán. Ông Phụng có vẻ quên mặt này.

Từ đối đầu chuyển sang liên minh

Xưa nay Trung quốc luôn tự coi mình là trung tâm của thế giới. Hiện nay đảng Cộng sản Trung quốc có tham vọng xây dựng Trung quốc thành siêu cường thống trị thế giới về mọi mặt trong một tương lai gần.

Với tham vọng ấy, Trung quốc luôn mong muốn Việt nam là một chư hầu của mình. Qua những thăng trầm của lịch sử, họ hiểu rất rõ là Việt nam là một dân tộc rất đáng gờm, rất đáng nể, từng giáng trả họ những đòn kinh hoàng.

Biện pháp thâm độc nhất, có hiệu quả nhất là tạo nên ở Việt nam một chính quyền phụ thuộc, dễ bảo, có hình thức dân tộc nhưng thực chất là chư hầu cho thiên triều ở Bắc Kinh.

Ở phía Nam, Trung quốc từng xây dựng được một nhóm chư hầu trung thành là bọn Khơme Đỏ ở Cambốt, nhóm này đã bị đánh đổ đầu năm 1979, khiến Đặng Tiểu Bình phát điên lên và kéo đại quân vào đánh phá 6 tỉnh cực bắc Việt nam trong tháng 2 và tháng 3-1979, nhằm đỡ đòn cho bọn chư hầu, đồng thời dạy cho Việt nam một bài học, ra oai với nhóm lãnh đạo ở Hà nội để lôi kéo nhóm này vào vòng kiểm toả của họ.

Đến năm 1990, sau khi phe Xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô có nguy cơ tan vỡ, đảng CS Trung quốc cô lập và nao núng, liền tìm kiếm khẩn cấp sự hoà giải với Việt nam để chống chọi với tình thế nguy ngập. Đảng CS Việt nam đang chuẩn bị Đại hội VII cũng ở trong thế hoang mang khi phe XHCN tan rã, liền sớm lao vào con đường bình thường hoá và kết nghĩa Việt - Trung, mở đầu bằng cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô (Tứ Xuyên) vào tháng 9-1990. Phía Việt nam có 3 nhân vật là: Nguyễn Văn Linh rất non về đối ngoại, Phạm Văn Đồng già ốm lòa mắt, chuyên 3 phải, và Đỗ Mười mưu thâm, nhiều tham vọng cá nhân. Thế là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lý Bằng chấm ngay Đỗ Mười làm kẻ thân tín của thiên triều; sau đó, tháng 6-1991, Đại hội VII cử Đỗ Mười làm tổng bí thư thay Nguyễn Văn Linh; Đỗ Mười đưa ngay Lê Đức Anh làm nhân vật số 2 của đảng, nhận chức chủ tịch nước, thay Võ Chí Công. Ngay sau Đại hội VII, ''đoàn đại biểu đặc biệt của đảng CS Việt nam" gồm 2 người là Mười và Anh được mời sang Bắc kinh, được Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp ngày 28-7-1991. Sau đó, việc bình thường hoá được ký kết tại Bắc kinh ngày 5-11-1991. Từ đó, liên minh 2 đảng CS Trung-Việt được thắt chặt, cho đến tận bây giờ. Hai Hiệp định Việt - Trung được đàm phán, ký kết chóng vánh trong hoàn cảnh này.

Không có 2 phe trong bộ chính trị

Gần đây, trong một số bài bình luận chính trị có nhận định rằng hiện nay nhóm lãnh đạo 14 nhân vật trong bộ chính trị phân hoá thành 2 phe đối lập nhau : phe đổi mới, cấp tiến (!) và phe giáo điều, bảo thủ.

Người có nhận định trên đây có thể nghĩ rằng đời sống chính trị ở Việt nam cũng giống như ở các nước dân chủ phương Tây, kiểu đa nguyên chính trị, nghĩa là cùng tồn tại nhiều xu hướng, phe phái khác nhau.

Cần nhận rõ bàn tay Đại hán của cộng sản Bắc kinh thọc rất sâu vào Việt nam và lũng đoạn rất sâu vào đời sống chính trị Việt nam.

Trong thời chiến tranh, khi lãnh đạo có ý định đi dây, đứng giữa Liên xô và Trung quốc nhằm tranh thủ sự chi viện của cả 2 ông anh - anh Cả và anh Hai - thì Trung quốc luôn lôi kéo Việt nam ngả hẳn về một bên, theo khẩu hiệu "nhất biên đảo" (di p'ian tảo ).

Từ năm1991, đại sứ quán Trung quốc trên đường Hoàng Diệu, quận Ba đình Hà nội, với viên đại sứ hiện nay là Hồ Càn Văn (năm 1991 là bí thư thứ nhất, rồi tham tán, nói tiếng Việt không khác gì người Việt) là một trung tâm chính trị đầy quyền lực ở Hà nội. Từ lâu đã có đường điện thoại đặc biệt nối Ba đình với Trung Nam Hải.

Mọi người đều biết năm 1991 uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Cơ Thạch đã bị loại khỏi bộ chính trị, mất chức bộ trưởng ngoại giao, là do yêu cầu của phía Trung quốc, chỉ vì ông Thạch có ý kiến cân bằng quan hệ giữa Trung quốc và Hoa kỳ, trái với ý muốn "nhất biên đảo" của thiên triều (Hồi ký của Trần Quang Cơ).

Ông Nguyễn Cơ Thạch - được coi là con dê tế thần phương Bắc - cay đắng thốt lên rằng :" kiểu bình thường hoá Việt - Trung tháng 11-1991 là khởi đầu của một thời kỳ phụ thuộc mới - một thời kỳ Bắc thuộc mới ". Ai oán chưa !

Việc cử nhân sự lãnh đạo cộng sản luôn theo nếp lựa chọn từ trên xuống dưới, cấp trên chọn kỹ cấp dưới theo hình ảnh của chính mình, không mảy may tính đến ý kiến từ bên dưới, nên bộ chính trị thường nhất trí về đường lối.

Còn xu hướng thân phương Tây, thân Mỹ ư ? Xin nhớ rằng sau đại hội VII một đội ngũ báo cáo viên của đảng toả đi khắp các tỉnh thành giải thích kỹ rằng chủ trương "kết bạn với tất cả các nước" phải được hiểu rằng có 5 nấc bạn khác nhau; bạn số 1 là Trung quốc, Cuba... cùng chung chế độ, ý thức hệ, bản chất cộng sản; cho đến bạn loại 5, cuối cùng, là Hoa kỳ, - "vừa bạn, vừa thù", rất nguy hiểm, đang nuôi ý đồ lật đổ theo kiểu diễn biến hoà bình, dù rằng Hoa kỳ vì động cơ lợi nhuận sẽ đầu tư ngày càng nhiều vào nước ta.

Cho nên có thể nhận định cả 14 vị trong bộ chính trị hiện đều chung một lập trường "nhất biên đảo", chỉ khác ở chỗ đậm nhạt đôi chút, bất đồng ở những điểm thứ yếu, trên những vấn đề khác, không phải về đường lối đối ngoại.

Thế là phái đổi mới, tiến bộ ư ?

Sự thật là 14 nhân vật ấy đều nhất trí sâu sắc trong đường lối Bắc thuộc mới. Xin hãy quan sát kỹ. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng tháng 4 -2007 sang Bắc kinh, khi gặp chủ tịch quốc hội Ngô Bang Quốc, ông này lên mặt ta đây, cao giọng căn dặn rằng:" 2 bên cần giải quyết ổn thoả vấn đề biên giới lãnh thổ, cùng nhau giữ gìn ổn định của vùng biển Nam Trung quốc (!)". Não trạng và khẩu khí ngạo mạn của một viên thái thú. Thế mà Nguyễn Phú Trọng vẫn nhăn nhở cười nịnh. Chưa hết, cũng ngày hôm ấy, người phát ngôn bộ ngoại giao Tàu là Tần Cương tố cáo việc Việt nam khai thác dầu trong vùng hải phận ta, coi đó là vi phạm lãnh hải Trung quốc (!), rồi trịch thượng lên giọng "Trung quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt nam ". Cũng năm ngoái, trước khi sang Hoa kỳ, Nguyễn Minh Triết đã "bị mời" vội sang Bắc kinh (không có dự định trước) để được răn đe trước là không được đi quá xa trong quan hệ với Hoa kỳ. Còn ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm bao giờ gặp Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng không quên ôm chặt, bắt tay lắc đi lắc lại 3 lần và không quên 2 chữ "đồng chí "(!). Phía Trung quốc luôn tỏ nhiệt tình đặc biệt với Nông Đức Mạnh và Hồ Đức Việt, coi như người nhà, vì Mạnh tuy uy tín không còn, nhưng còn uy lực của tổng bí thư, còn Việt nắm vấn đề nhân sự trên cương vị trưởng ban tổ chức trung ương đảng, được giao việc canh gác kỹ để không một ai có tinh thần chống bành trướng bá quyền phương Bắc có thể lọt vào trung ương.

Còn ông Nguyễn Tấn Dũng ? ông là nhà cải cách? người chủ trương đổi mới? vị thủ tướng kiên quyết chống tham nhũng? đứng đầu phái cởi mở, đổi mới trong bộ chính trị chăng ? ông Dũng muốn giữ khoảng cách với Bắc kinh và sáp lại gần Hoa kỳ ? Có đúng như vậy không ?

Xin chớ phạm sai lầm. Xin chớ lầm lẫn bản chất với thủ đoạn, mưu mẹo, chớ lẫn lộn chiến lược với chiến thuật của họ.

Sống dưới chế độ cộng sản, cần luôn luôn tỉnh táo, ''nghe nói vậy mà không phải vậy"; ông Dũng thề thốt đi đầu chống tham nhũng, như chống giặc; đứng đầu bộ máy chống tham nhũng, leo lẻo "không trừ một ai, ở bất cứ cấp nào"; ông còn kể ra 10 vụ tham nhũng lớn nhất sẽ ưu tiên xét xử, đầu tiên là Vụ PMU18. Đến nay, sau hơn 2 năm, những vụ án trên còn lây bây, nhùng nhằng ra sao, lại còn lật án nữa. Ai chỉ chống tham nhũng bằng lưỡi ?

Ông Dũng công khai nói như một tuyên ngôn : "tôi kiên quyết cấm không cho tư nhân làm báo ", công khai nói ngược với Hiến pháp [ điều 69: công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật ]. Ông Dũng không những miệt thị hơn 10 ngàn nhà báo Việt nam, còn xúc phạm hơn 1 triệu nhà báo toàn thế giới. Vì không có một nghề nào tự do hơn, mang tính tư nhân hơn là nghề làm báo; mỗi bài báo mang tên người viết ở dưới là một sản phẩm cá nhân độc đáo không thể là của một ai khác. Ông Dũng nói ngược những điều ấy, thế là tiến bộ, là cởi mở ư ? Chưa hết, việc đàn áp bằng bạo lực các nhà dân chủ, trừng phạt những nhà báo, sinh viên biểu tình trước Sứ quán và lãnh sự quán Tàu, chính ông Dũng ra lệnh và thúc đẩy là chính, chứ còn ai? Mới đây thôi, ông vẫn lên án Giám mục Ngô Quang Kiệt "có lời nói xúc phạm đất nước mình" [ khi nói rằng: chúng tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm hộ chiếu Việt nam ]; báo chí trong và ngoài nước đã lật tẩy cái trò thấp hèn cắt cụt câu nói của Giám mục Kiệt, khi giám mục nói rõ ý rằng: ngài mong nước Việt Nam đoàn kết, mạnh, có uy tín để ta đi lại tự do như dân Nhật, dân Đại hàn, không bị soi mói khi ra nước ngoài cầm hộ chiếu Việt nam. Thế là ông thủ tướng tự tỏ ra không ngay thật (cắt xén, ăn gian), còn tỏ ra cố chấp (không biết phục thiện), còn hớ to khi xã hội đã biết chuyện. Còn những việc: mở Nghĩa trang Biên hoà, lập đàn Giải oan, cho giải thưởng các nạn nhân vụ Nhân văn, đưa Giỗ tổ Hùng vương thành Quốc lễ, thăm La mã... đều là nghị quyết nhất trí của bộ chính trị, sau những tính toán hơn thiệt chung.

So sánh với quan hệ Việt - Mỹ

Có thể khẳng định rằng cả 14 nhân vật trong Bộ chính trị đều ngả theo Bắc kinh, gắn chặt với Bắc kinh, vì họ vẫn giữ một não trạng hằn sâu trong óc từ gần 20 năm nay sau khi bức tường Berlin đổ sập, Liên Xô tan rã, phe Xã hội chủ nghĩa tan tành. Họ coi thảm hoạ ấy là do các nước phương Tây, trước hết là Hoa kỳ, câu kết với bọn cơ hội hữu khuynh ở trong các đảng cộng sản, gây nên.
Mở cửa, hội nhập, làm bạn với mọi nước... chỉ là những chủ trương bắt buộc, miễn cưỡng, chẳng thể đặng đừng, do đất nước ở trong thế bị cô lập, nghèo đói cùng cực, có nguy cơ tan rã, cần gấp những khoản đầu tư cực lớn, không có lối thoát nào khác.

Họ hiểu rằng công luận xã hội sẽ bị tự do và dân chủ tấn công và mê hoặc (theo lối nghĩ của họ), nhưng họ sẽ cố kiềm chế, trì hoãn quá trình chết người (đối với họ) ấy, càng kéo dài chế độ độc đảng càng tốt để tận lực vơ và vét, tha hồ chia chác tiền của của công và nhà đất tài sản của xã hội, truyền lại cho con, cháu, để hạ cánh an toàn, trên "cánh dù vàng", theo cách nói ở phương Tây.

Cho nên những chuyến đi thăm các nước phương Tây, những lời hứa xây dựng chế độ pháp quyền, cải cách hành chính mạnh mẽ, tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng dân quyền... chỉ là những việc làm nửa vời, lời hứa, câu hẹn mang tính chiến thuật, có ý nghĩa lơ lửng, nói để nói, nói rồi quên ngay, chỉ đánh lừa được những người nhẹ dạ.

Ngay cả những mối "quan hệ chiến lược", "hợp tác an ninh, quân sự Mỹ - Việt", nghe tưởng là ghê gớm, cũng chỉ mới chớm ở trong việc trao đổi thông tin về chống khủng bố, huấn luyện và hợp tác trong cứu hộ tàu thuyền, huấn luyện quân y và ngoại ngữ cho một số sỹ quan, còn khác xa, rất xa, khác về chất với quan hệ hợp tác toàn diện Trung - Việt giữa 2 nước, 2 đảng, 2 bộ chính trị, vừa là đồng chí vừa là anh em.

Xin nhớ nhóm lãnh đạo cộng sản Trung quốc luôn có tư tưởng nước lớn, đàn anh, theo bản chất Đại Hán đối với các nước nhỏ xung quanh họ. Họ ép Việt nam phải đi theo con đường của họ, không mảy may được chệnh hướng, lại phải lẽo đẽo đi sau họ, không được phép vượt lên trước. Họ đổi mới trước ta 8 năm, bình thường hoá với Mỹ trước nữa, vào WTO cũng sớm hơn, cố buộc ta lẽo đẽo sau xa để phụ thuộc lâu dài.

Về nhân sự, từ năm 1990 đến nay, họ không thể cho phép trong bộ chính trị 14 người ở Việt nam có một ai đó chống lại họ hay giữ một khoảng cách đối với họ, huống hồ ở các vị trí then chốt là chủ tịch nước và thủ tướng.

Họ không chỉ có toà nhà Đại sứ quán với đại sứ Hồ Càn Văn đầy uy thế, với hệ thống tình báo và cộng tác viên dày đặc về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, họ còn 2 nhân vật chí cốt Đỗ Mười và Lê Đức Anh tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn còn quyền uy, lại còn Tổng cục 2 đầy tiền và lắm thủ đoạn thâm hiểm đang kết nghĩa bền chặt với Cục tình báo Hoa Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sắp thăm Trung quốc ngày 20-10, cho tới 25-10. Ông ta không thể quên 16 chữ vàng (giả ?), và ca ngợi cái tình sâu nghĩa nặng "láng giềng tốt, bè bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt" (tốt cho ai ?). Hồ Cẩm Đào sẽ không quên khen Nguyễn Tấn Dũng về 2 món quà qúi : chiến công dẹp giáo dân và trị các nhà báo về "tội " quá hăng hái chống tham nhũng.

Đối với những kẻ yếu bóng vía, chịu thân phận phiên thuộc, bọn quan chức đại Hán thích trò chơi trội, cố tình làm nhục nữa khi cần. Họ không nể ai hết. Họ chỉ biết sợ cái quắc mắt của Trần Bình Trọng, hiện quá hiếm.

Lôi kéo, mua chuộc, đe doạ là thủ đoạn quen thuộc của họ. Họ vừa cho phổ biến ầm ĩ những bài luận văn dài, sặc mùi đe doạ chiến tranh, đòi đánh phủ đầu, "thảo phạt " Việt nam, dạy cho Việt nam một bài học nữa...

Rất có thể ông Dũng sẽ được thông báo tin "mừng" (!) việc đặt hơn 2.000 cột mốc dọc biên giới Việt - Trung dài 1400 km đã hoàn thành, với bản đồ tỷ lệ 1/5.000 được xác định chính thức, để 2 bên cùng phổ biến công khai, rộng rãi. Bắc kinh mừng to vì đã ngoạm được những giải đất biên giới rộng lớn, để thừa thắng chiếm luôn các quần đảo họ vẫn một mực nhận vơ là của họ.

Đại yến Bắc Kinh đãi các "đồng chí phương Nam" thường có món súp đắng.

Con đường bứt phá trong danh dự

Con đường Bắc thuộc là con đường tối tăm ô nhục, bế tắc. Cuộc Bắc thuộc mới kéo dài 18 năm rồi. Quá đủ ! Người dân thường cũng nhìn thấy.

Nhiều người còn nhớ trước Đại hội X, bộ chính trị đã thành lập một Ban kiểm tra liên ngành gồm các đại diện của Ban kiểm tra trung ương, Viện kiểm tra tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Ban tổ chức trung ương, Ban bảo vệ chính trị trung ương, Ban nội chính trung ương, Tổng thanh tra chính phủ, bộ công an, bộ quốc phòng, bộ tư pháp nhằm điều tra đầy đủ về Tổng cục 2 (quân báo, tình báo, gián điệp và phản gián) trực thuộc bộ quốc phòng.

Lẽ ra bản báo cáo (được biết là dày 200 trang với nhiều hồ sơ - 3000 trang - kèm theo) phải được đưa trình cuộc họp ban chấp hành trung ương tháng 4-2006 như đã định, sau đó báo cáo Đại hội X. Nhưng tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đột nhiên nhân danh bộ chính trị, yêu cầu Ban chấp hành trung ương quyết nghị giao cho bộ chính trị nghe báo cáo và giải quyết (!), coi như xong, vì bản báo cáo có nhiều vấn đề hệ trọng, đưa ra trung ương và đại hội thì lộ ra hết. Đây là chuyện chưa từng có.[ nhiều khả năng là do phía Trung quốc giật dây, vì điểm bùng nổ lớn nhất của bản báo cáo là bàn tay Bắc Kinh thọc quá sâu vào nội bộ Việt nam ]. Tập thể Ban chấp hành trung ương, về nguyên tắc là cấp cao hơn bộ chính trị, đã bị tổng bí thư xỏ mũi dắt đi, tự mình từ nhiệm nghĩa vụ và trách nhiệm của chính mình, đầu hàng một nhóm lãnh đạo khi nhóm này sắp hết nhiệm kỳ, để cho Vụ án siêu nghiêm trọng về Tổng cục II - theo cách gọi của nhiều cán bộ cộng sản kỳ cựu - rơi tõm vào hư không. Nhưng rồi trước sau món nợ này sẽ phải trả. Ông Mạnh được mang tên là ''Anh Hai Khoanh''! Còn Khoanh lại không để thảo luận về quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân dù cho đảng đã buộc phải trả lại quyền sở hữu tư nhân cho tư sản thương nghiệp và tư sản công nghiệp. Khoanh lại, trong đảng không ai được kiến nghị đổi tên đảng, đổi tên nước. Khoanh lại, không bàn về cho tư nhân làm báo, dù cho đi ngược với các văn kiện pháp lý quốc tế Việt nam đã cam kết tôn trọng. Khoanh lại, kiểm soát chặt các bloggers phần lớn là tuổi trẻ năng động, bén nhạy với tư duy cởi mở thông thoáng...

Hiện nay trình độ dân trí đã cao hơn "đảng trí", "quan trí" và "bộ chính trị trí". Cứ làm một cuộc tham dò dư luận hay trưng cầu dân ý sẽ rõ. Ngay trong đảng cộng sản, nhiều đảng viên thường, ở cơ sở, tinh thần yêu nước, tự chủ cũng vượt xa nhóm lãnh đạo chóp bu tham lam mù quáng, nhu nhược.

Ông Lê Công Phụng cần đọc kỹ lịch sử dân tộc. Nước ta, khi nào có Minh Quân, Vua có tài đức, hệ thống cai trị liêm chính, tuyển nhân tài công bình, xã hội thịnh trị, quân dân nhất trí nhận rõ mặt kẻ thù ngoại xâm, ắt bờ cõi vững an ninh, dù có chiến tranh thế giặc hung hãn đến mấy cũng bị đập tan.

Còn như chính quyền thối nát, cường hào hoành hành, bất công lan rộng, dân oan kêu la khắp nơi, lãnh đạo khiếp nhược tự nguyện là phiên thuộc, thì đất nước tuy còn đó mà đã như mất rồi vậy. Dân không thể cam chịu.

Chỉ có một đường thoát. Chỉ có một con đường danh dự. Nung nấu tinh thần quật khởi tự chủ của dân tộc, gìn giữ từng tấc đất tấc biển, tấc đảo của Tổ quốc, đi với thời đại, xây dựng nền móng dân chủ đa nguyên đa đảng vững chãi, với nếp xưa lấy dân làm gốc, lấy lá phiếu công dân từ cơ sở mà bầu lên bộ máy lãnh đạo trong sạch và sáng suốt, vượt lên trước nước láng giềng lớn nặng nề cổ hủ về chính trị.

Chớ bao giờ coi phải sống bên nước lớn là định mệnh nghiệt ngã. Ấn độ, Mông cổ vẫn sống tự chủ, độc lập bên cạnh anh khổng lồ đấy chứ.

Đảo nhỏ Đài Loan tự chủ vững, vẫn liên minh bền chặt về quân sự với Hoa kỳ, còn là tấm gương dân chủ đa đảng cho Hoa lục.

Hãy vẫy gọi nhau, hãy khoác vai nhau, hãy thông tin cho nhau, bàn bạc với nhau, hãy thức tỉnh nhau, 2 thành 4, 4 thành 8, 8 thành 16... bình tĩnh, ôn tồn, không mệt mỏi, không bỏ cuộc, không nản lòng... Bồi dưỡng cho nhau tinh thần Tự chủ Tự cường; gắn trọn vẹn với Thế giới Dân chủ.

Thế mới là Đổi mới, là Đi với Thời Đại, là Đột phá, là Tư duy Chiến lược, Tư duy Mở, là Canh tân hệ thống chính trị vì Dân, vì Nước.

Sự nghiệp dân chủ hoá cao quý rất đáng được các bạn trẻ dấn thân thực hiện. Hãy đồng loạt thức tỉnh, như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, như Phạm Thanh Nghiêm, Dương Thị Xuân, như Hà Đông Xuân, Trần Hiền Thảo, như Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Lan, như Song Chi và Võ Thị Hảo, như Nguyễn Tiến Nam, Lê Thanh Tùng, Hoàng Hải (Điếu Cày) và biết bao nhiêu tấm lòng khí khái, tự chủ đang dấn thân cho tự do của dân mình.

Ý chí tự chủ tự cường truyền thống được chắp đôi cánh tự do dân chủ của thời đại, sẽ đưa dân tộc ta vượt qua nỗi khổ nhục của thời phụ thuộc, băng mình lên phía trước, bay cao vươn xa đến những bến bờ văn minh mới.

Bùi Tín



Đổi mới Đảng để tránh nguy cơ sụp đổ! Góp ý với Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam

I. Tổ quốc trước hai hiểm họa

Tổ quốc Việt Nam đang đứng trước hai hiểm họa: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm. Mọi người Việt Nam yêu nước có trách nhiệm tìm đường đưa dân tộc thoát khỏi hai hiểm họa đó.

Chúng ta đã từng gọi một cách chính xác “bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm”. Những hành động lấn lướt khiêu khích gần đây ở Biển Đông chứng tỏ bản chất của chúng không hề thay đổi. Ngày 2-7-2009 trả lời ký giả Mạc Lâm của Đài Phát thanh RFA, nhà ngoại giao Dương Danh Dy từng làm việc nhiều năm ở Trung Quốc nhận định: Trung Quốc là anh láng giềng to, khỏe, tham, lại xấu tính và “sau thời điểm 2010 trở đi chưa biết họ làm cái gì đâu. Họ kinh khủng lắm…”

Hai mươi năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức cố gắng xây dựng với Bắc Kinh mối quan hệ “đồng chí” kèm theo “16 chữ vàng” (do Giang Trạch Dân đặt ra, Lê Khả Phiêu tán thành đưa vào Tuyên bố chung tháng 2-1999): “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Mấy năm sau lại bổ sung “tinh thần 4 tốt”: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Để tỏ lòng trung thành với mối quan hệ đó, Nhà nước Việt Nam đã bắt bớ những công dân của mình xuống đường biểu tình với khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Đó là thủ đoạn ngoại giao khôn khéo hay chỉ là sự đớn hèn? Tình trạng này còn kéo dài bao lâu? Rồi bằng cách nào để có thể thực hiện được di chúc thiêng liêng của Đức Trần Nhân Tôn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác!”? Không làm được điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thoát khỏi trách nhiệm trước lịch sử là đã để đất đai thấm máu cha ông lọt vào tay giặc.

Giặc nội xâm là cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh để chỉ thói tham ô, lãng phí, quan liêu. Từ năm 1948 khi ông viết những điều này trong cuốn Sửa đổi lề lối làm việc, 60 năm đã trôi qua, tham nhũng hồi ấy chỉ như ruồi muỗi, ngày nay đã trở thành hùm beo, mặc dù ở mọi cấp mọi ngành đều có cơ quan chống tham nhũng! [B]Cứ xem chế độ tiền lương, Chủ tịch Nước cũng chưa đạt mức phải đóng thuế thu nhập, thế mà cán bộ nào cũng nhà cao cửa rộng tiêu xài hoang phí thì có thể biết tham nhũng là bệnh của cả hệ thống![/B] Nguyên nhân nào đẻ ra tình trạng đó? Biện pháp nào để ngăn chặn đây?

Có người có thể nêu thêm hiểm họa về môi trường, nhưng thực tế cho thấy vụ Vedan và nhiều vụ khác đều là con đẻ của quan liêu tham nhũng.

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử 80 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam để đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của Đảng và tìm lại sức sống cho Đảng, hòng cứu dân tộc thoát khỏi hai hiểm họa nói trên.

II. Ba thế mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Mọi đảng viên cộng sản kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh đều bắt đầu từ chủ nghĩa yêu nước mà đến với chủ nghĩa cộng sản. Bây giờ nhiều người cho đó là chọn nhầm đường, lạc đường, hoặc nặng lời hơn, có người lên án Đảng Cộng sản lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, rằng nhân dân theo Việt Minh, theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng, chớ không phải theo cộng sản. Có người cho rằng con đường cộng sản không phải là một tất yếu lịch sử để giải phóng dân tộc, rằng nếu…

Tiếc rằng lịch sử không cho chúng ta chữ “nếu”! Tôi thích câu nói của cựu Bí thư Đảng Cộng sản Nam Tư Milovan Djilas: “20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim, đến 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu.” Và cũng ông ấy đã nói: “Không thể nói rằng họ (người cộng sản) đã cố tình lừa dối, rồi sau đó không chịu thực hiện. Sự thật là họ không thể thực hiện được những điều mà họ đã nhiệt liệt tin tưởng”. Dù gì thì lịch sử cũng phải ghi nhận việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng tháng Tám và đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến ”Điện Biên chấn động địa cầu”. Những người “quốc gia” nên nhận sự kém cỏi của mình là không làm được gì có sức thuyết phục dân tộc. Chế độ Việt Nam Cộng hòa được dựng lên nhờ bàn tay của người Mỹ, mà người Mỹ thì đã đài thọ hơn 80% chiến phí cho người Pháp. Do đó Việt Nam Cộng hòa không tìm được niềm tin từ nhân dân. Rồi để cứu Việt Nam Cộng hòa và danh dự nước Mỹ, hằng triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học đã dội lên đầu nhân dân Việt Nam!

Tất cả những điều ấy làm cho số đông người Việt Nam tin theo Đảng Cộng sản, từng thật lòng khi nói “ơn Bác, ơn Đảng”, thật lòng gọi hai tiếng “Đảng ta”! Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi răn dạy đảng viên đã nói một câu mà ngày nay nghe cứ tưởng như chuyện đùa: “Đừng tưởng rằng cứ dán lên ngực hai chữ cộng sản là sẽ được nhân dân yêu mến, nếu như không rèn luyện đạo đức…”

Tuy nhiên, vào đầu những năm 50 trở đi đã nảy mầm tai họa:

- Nhầm đồng minh thể chế, đồng minh giai đoạn, là đồng minh chiến lược, lâu dài; trong khi Bắc Kinh từ đầu đã có ý đồ bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.

- Đường lối cách mạng uốn dần theo ý thức hệ cộng sản.

Hậu quả là niềm tin của nhân dân đối với Đảng nhiều lần bị hẫng hụt. Dù vậy đến nay vẫn chưa phải như đánh giá của nhà văn Đào Hiếu: “Trừ một số tư sản mại bản, tư sản đỏ,… thì đại đa số nhân dân Việt Nam đều căm ghét chế độ hiện nay”. Nếu nhận định đó là đúng thì sự sụp đổ của chế độ đã không thể cưỡng được. Đó có thể là tình trạng những năm 80, khi khủng hoảng kinh tế, xã hội chưa có lối ra.

2. Chính Đổi mới đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam gượng dậy, mạnh lên, lấy lại niềm tin của nhân dân.

Mấy bài nói của ông Lê Hồng Hà, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Công an, về tình hình đất nước 20 năm qua, tôi rất đồng tình ở nhiều nhận định sâu sắc và những ý kiến về phương hướng sắp tới. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như ông khi cho rằng: “20 năm qua, cuộc đấu tranh giữa một bên là Đảng Cộng sản và một bên là toàn dân Việt Nam, kết quả là dân thắng Đảng trên hai mặt trận kinh tế và tư tưởng, nhưng dân chưa thắng về chính trị, vì hệ thống chuyên chính vô sản vẫn còn nguyên”. Tôi nghĩ, nói như vậy là phủ nhận sự chuyển biến bên trong của Đảng Cộng sản. Do đặc điểm hình thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đề cao hai ngọn cờ Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Ý thức hệ cộng sản không được đặt cao tuyệt đối mà có thể du di. Cách xử lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước và sau Cách mạng tháng Tám là như thế. Cách xử lý của những người lãnh đạo Đảng Cộng sản trước cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội những năm 80 cũng là như thế. Nếu không có những đảng viên như Kim Ngọc, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, có lẽ phải kể cả ông Trường Chinh nữa, thì không có Đổi mới. Chúng ta có thể lấy Bắc Triều Tiên, Cuba làm đối chứng cho nhận định này! Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, điều ấy không ngoa. Nhưng dùng hai chữ Đổi mới là thủ đoạn đánh tráo khái niệm, thực ra phải nói là “trở lại như cũ trên con đường văn minh của nhân loại”.

Chính vì chỉ “đổi mới” chứ không chịu “trở lại như cũ” cho nên những người lãnh đạo Đảng Cộng sản luôn luôn ngập ngừng, cứ hai bước tiến lại một bước lùi, chỉ vì sợ bị mất độc quyền lãnh đạo. Ở đây xẩy ra cuộc đấu tranh giữa những người muốn Đổi mới toàn diện mạnh mẽ như Trần Xuân Bách, Trần Độ với lực lượng bảo thủ muốn ghìm lại, nhất là ở lĩnh vực chính trị. Dù gì thì Đổi mới đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Hệ thống chuyên chính vô sản cũng mềm đi chứ không cứng rắn được như trước. Ví dụ, trong vụ giới trí thức kiến nghị dừng dự án Bauxite Tây Nguyên, ban đầu đã có ý đe dọa, gán cho tội chịu ảnh hưởng của bọn phản động, nhưng rồi đã phải lùi lại. Một trang Web Bauxite Việt Nam có danh sách gần 3000 người ký tên trong 8 đợt kiến nghị, có hằng trăm ý kiến phản biện sắc bén, được hằng triệu người truy cập, quả là một hiện tượng chưa từng có.

Tự do kinh tế đem lại nhiều công ăn việc làm, cuộc sống vật chất của người dân dễ chịu hơn, bộ mặt đất nước cũng thay đổi. Các biện pháp quản lý xã hội có mềm hơn. Cán bộ, công chức nói chung gắn bó với Nhà nước. Doanh nhân được ưu đãi, chăm sóc. Do đó số đông tầng lớp trung lưu và trí thức chưa quá bức xúc đòi hỏi tự do dân chủ. Công nhân đình công, nông dân biểu tình đều vì quyền lợi vật chất cụ thể chứ chưa phải đòi được tự do lập Hội, lập Công đoàn. Có tài liệu cho rằng trung bình mỗi người dân Việt Nam có chân trong 2,33 tổ chức Hội, Đoàn, làm cho họ cứ tưởng rằng mình đã được nhiều tổ chức của một xã hội dân sự bảo vệ lợi ích khi cần thiết.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam nắm chắc lực lượng quân đội và công an bằng một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trên xuống tận cơ sở và buộc họ đồng nhất Đảng với Tổ quốc. Nhận định của ông Lê Hồng Hà rất đúng khi cho rằng không thể dùng bạo lực để lật đổ chế độ này.

Tuy nhiên ba thế mạnh kể trên đang bị “ba điểm yếu” bào mòn từng ngày. Nếu không kịp thời có giải pháp sáng suốt và mạnh mẽ để Đổi mới Đảng thì về lâu dài nguy cơ sụp đổ khó tránh khỏi.

III. Ba điểm yếu của Đảng Cộng sản

1. Do ”ngu trung” với ý thức hệ, Đảng Cộng sản Việt Nam không rút được bài học nhầm lẫn chọn bạn đồng minh, đã tiếp tục phạm sai lầm lớn hơn ở cuộc gặp Thành Đô năm 1990, cầu hòa với Bắc Kinh trong thế yếu. Từ đó, hai kẻ thù mang mặt nạ “đồng chí”, giả vờ kết giao trên “16 chữ vàng”. (Do quá phẫn nộ trước hành động ngang ngược gần đây của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhân dân đã nhại lại thành 16 chữ đen là “Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, cướp biển lâu dài, thôn tính tương lai”.) Nhầm lẫn trước năm 1954 còn có thể thông cảm, nhưng từ khi Bắc Kinh liên tục gây chiến tranh biên giới với tất cả quốc gia láng giềng Ấn Độ, Liên Xô, Việt Nam mà vẫn còn cho rằng “từng là xã hội chủ nghĩa với nhau vẫn tốt hơn” thì thật là mù quáng. Năm 1974 chúng đã chiếm Hoàng Sa, năm 1984 chúng bất ngờ tập kích Lão Sơn giết chết 3700 chiến sĩ Việt Nam, năm 1988 chúng chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa, giết chết 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam. Chúng liên tục lấn tới, lập cơ quan hành chính Tam Sa gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, liên tiếp bắn giết, cướp thuyền, bắt ngư dân chúng ta đánh cá trên vùng biển của mình. Những ai có trái tim yêu nước đều cảm nhận chúng chỉ chực chờ thời cơ để đánh úp chiếm đoạt cả Trường Sa của chúng ta!

Từ tháng 3 năm 2009 đến nay, cả nước sôi sục một phong trào đòi hủy bỏ dự án Bauxite mở đường cho hùm dữ vào nhà. Các bậc đại công thần của chế độ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, các Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Văn Cương và hằng ngàn trí thức đã lên tiếng cảnh báo những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước phải thức tỉnh. Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, trong “Bài học bất ngờ từ Trung Quốc” đã viết: “Năm 2008, tập đoàn Tân Tạo đưa Trung Quốc vào quần đảo Nam Du xây dựng cảng than. Cũng năm 2008, Đài Loan thành công với dự án xây dựng khu luyện thép bên vịnh Sơn Dương. Cuối năm 2008, việc xây dựng nhà máy luyện nhôm Tân Rai, Nhân Cơ giúp Trung Quốc gài quả bom bùn độc trên thượng nguồn sông Đồng Nai. Nếu một ngày nào đó thực hiện kịch bản chiến tranh bất ngờ như năm 1979, họ sẽ nổ quả bom bùn đã gài sẵn ở Tân Rai làm các tỉnh miền Đông và thành phố Hồ Chí Minh chết khát. Họ chiếm Sơn Dương-Hà Tĩnh, chặn cả đường biển lẫn đường bộ từ Nam ra Bắc. Họ chiếm quần đảo Nam Du cắt đường biển quốc tế đến Việt Nam. Một tình huống vô cùng nguy khốn đang hiện ra trước mắt ta đó!”

Báo chí và người phát ngôn Việt Nam không dám nêu tên tàu Trung Quốc mà gọi là “tàu lạ”. Trong khi đó, báo mạng Hoàn cầu thuộc Tân hoa Xã bình luận rằng: Trung Quốc nên giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp quân sự! Vậy mà Nhà nước Việt Nam vẫn sợ mất lòng Trung Quốc, không dám đưa vụ bắt ngư dân của mình ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Dư luận trong và ngoài nước đều chê trách những người lãnh đạo Việt Nam quá ngờ nghệch đã tự chui vào thế kẹt rồi đâm ra hèn nhát trước sức ép của Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hưng Quốc có bài viết tựa đề “Sao bỗng dưng họ lại hèn vậy?” trong đó ông nhắc lại nhiều hành xử anh hùng của người cộng sản Việt Nam trước đây, nhưng không lý giải câu hỏi mới đặt ra.

Ở những cuộc chiến tranh cứu nước trước đây, chúng ta luôn luôn có đồng minh thân thiết và được nhiều quốc gia khác ủng hộ. Trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc 1979, chúng ta còn có đồng minh Liên Xô. Trái lại trong cuộc đối đầu với bọn bành trướng Bắc Kinh hiện nay, Việt Nam hoàn toàn không có đồng minh chiến lược! Tiến sĩ Storey chủ biên tạp chí Đông Nam Á Đương đại cho rằng: “Vấn đề Biển Đông là chủ đề nan giải” (ý nói đối với Việt Nam) và nhận định: “Các nhà lãnh đạo Ba Đình không thể dựa vào một quốc gia nào khác ngoài bản thân mình trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Không thể dựa vào Mỹ, không thể dựa vào Nga và càng không thể dựa vào khối ASEAN”. Tại sao ông nhận định như vậy? Bởi vì chúng ta đã tự xếp mình là đồng minh thân thiết nhất của Trung Quốc. Khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Lý Nguyên Triều, Trưởng ban Tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, cám ơn họ đào tạo cán bộ cho Việt Nam thì cơ quan an ninh Việt Nam bắt luật sư Lê Công Định. Khi Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đến Hà Nội thì Đài Truyền hình Việt Nam phát lời thú tội của bốn nhà hoạt động dân chủ, trong đó lời khai bổ sung của Lê Công Định là có gặp nhiều quan chức Mỹ, đại sứ Mỹ cho rằng tổ chức tư pháp cần tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều tờ báo và đài truyền hình bình luận rằng, những người hoạt động dân chủ bị bắt đều có liên hệ với các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Các động thái kể trên đã cho thế giới hiểu rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng về phía nào trên bàn cờ khu vực và toàn cầu!

Ông Lê Tuấn Huy trong bài “Bài ngửa ở Biển Đông và bài bản về tư duy”, đã nhận xét rất đúng rằng: “Trong tương quan Biển Đông đã bị đặt vào thế phải tranh chấp, Việt Nam lại không có đồng minh cơ hữu lẫn đồng minh thể chế, khi mà đồng minh lớn nhất về chính trị lẫn văn hóa chính là chủ thể muốn tước đoạt biển đảo. Việt Nam cũng hầu như không có được sự hậu thuẫn cuả công luận thế giới trong vấn đề này và đó cũng là một phần hậu quả từ việc thiếu vắng tương tác đồng minh”. Ông nhận định: “Chần chừ, với Việt Nam lúc này đồng nghĩa với việc tiếp tục đẩy mình vào cảnh thân cô thế cô!”.

Tổ quốc cấp thiết đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải lựa chọn giữa hai con đường: Tìm đồng minh cho dân tộc hay là giữ “đồng chí” cho Đảng. Thật ra thì bọn bành trướng Bắc Kinh đâu có xem Đảng Cộng sản Việt Nam là đồng chí. Cách hành xử trịch thượng của họ đối với ta giống như minh chủ đối với chư hầu! Nếu không mau chóng trả lời dứt khoát câu hỏi trên, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ càng ngày càng bị mất niềm tin của dân tộc và càng lâm vào thế kẹt.

2. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa chỉ thích hợp cho một xã hội có nền kinh tế công hữu và tập thể, phân phối bao cấp từ hạt gạo đến bó rau và đóng cửa với thế giới bên ngoài. Đổi mới kinh tế đã làm cho hệ thống chính trị không còn tương hợp, trở thành chiếc áo cũ rách. Các giá trị hôm qua đặt vào thực tế hôm nay hóa ra khôi hài.

Suốt 20 năm đổi mới, các kỳ Đại hội Đảng cứ khất lần khất lữa việc định nghĩa ”Cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” có nội dung gì? Và “Vai trò vị trí của giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng” có gì thay đổi? Nếu chỉ nêu mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì không có gì khác các quốc gia dân chủ, nhưng so ra họ còn làm tốt hơn mình! Đến khóa 10 này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thấy không thể kéo dài mãi, đã tìm cách giải đáp ở Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 từ ngày 14 đến 22 tháng 1 năm 2008 như sau:

“Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội” (Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa 10, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2008, trang 33). Các nhà lý luận của Đảng quên rằng: “Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ra đời và bắt đầu phát sinh tác dụng cùng với việc xây dựng thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; phạm vi hoạt động của nó được mở rộng theo đà củng cố và phát triển thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tư liệu sản xuất trở thành sở hữu công cộng làm cho nền sản xuất không phải để phục vụ cho việc phát tài và làm giàu của cá nhân hay một giai cấp…” (Từ điển kinh tế, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1976, trang 455). Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân phát triển, xung khắc với quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội như nước với lửa, làm sao chịu được sự chi phối của nó?

Giai cấp công nhân đang nơm nớp lo bị mất việc làm. Nghe nói mình có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam, họ bảo nhau: “Mấy ông này hay thiệt, vừa đại diện cho công nhân lại vừa là tư bản đỏ!” Hơn 2500 cuộc đình công (chỉ tính đến giữa năm 2008) của công nhân không có sự chỉ đạo của tổ chức công đoàn do Đảng lãnh đạo, đã nói lên niềm tin của họ đang đặt vào đâu.

Nói về chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhà nghiên cứu chủ nghĩa Marx Kornai János người Hungary cho rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc trình bày ý thức hệ giả mạo khi dẫn chiếu đến chủ nghĩa Marx. Cái hệ thống mà Đảng Cộng sản ngự trị về cơ bản mang tính tư bản chủ nghĩa, vì sở hữu tư nhân đã trở thành hình thức sở hữu áp đảo, và bởi vì cơ chế điều phối chính là cơ chế thị trường”. Nhận định đó hoàn toàn đúng đối với đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do không chịu công nhận Đổi mới là vứt bỏ những nguyên lý về kinh tế của chủ nghĩa xã hội và do tiếp tục duy trì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin, Đảng đã làm cho xã hội đầy dẫy những hiện tượng thực giả lẫn lộn, nói một đằng hiểu một nẻo, đạo đức xuống cấp trầm trọng!

Nói “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, người dân thắc mắc: ”Trong lịch sử chưa có ai làm chủ mà không được lãnh đạo, lại còn bị người khác lãnh đạo!”

Nói “thông qua dân chủ bầu cử Quốc hội”, người dân bảo: “Lâu nay vẫn là Đảng cử, Dân bầu!”

Nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, người dân bảo: “Quốc hội bao giờ cũng họp sau khi Đảng đã họp và đề ra nghị quyết chỉ đạo cho Quốc hội phải làm gì. Vừa qua Bộ Chính trị quyết định đại dự án Bauxite đâu có cần thông qua Quốc hội!”

Nói đảng viên cán bộ là đày tớ của nhân dân, mấy ông hai lúa cười: “Cả đời mình làm chủ mệt mỏi quá rồi, cầu mong mấy đứa nhỏ sau này có đứa được làm đày tớ cho cả dòng họ được nhờ!”

Nói “Sống và làm việc theo pháp luật”, “Mọi người bình đẳng trước pháp luật”, người dân bảo: “Pháp chế xã hội chủ nghĩa, tư pháp do Đảng lãnh đạo. Người có chức có quyền mới tham nhũng, mà có chức có quyền thì phải là đảng viên, vậy tư pháp làm sao dám xét xử tham nhũng? Hãy coi Tòa án Hà Nội, rồi Tòa án Tối cao cứ như gà mắc tóc trước vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì biết tư pháp Việt Nam được độc lập cỡ nào!”

Nói chúng ta đã thực hiện tốt quyền tự do báo chí, người dân hỏi: “Không nghe ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông bảo: ‘Phải đi đúng lề phải mới có tự do báo chí’ đó sao?”. Mới đây ông Nguyễn Mạnh Cầm cho rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đảng giao cho nhiệm vụ vận động nhân dân phản biện các chính sách của Đảng, nhưng suốt mấy năm, Mặt trận vẫn chưa làm tốt. Xin hỏi, có cách nào để làm tốt được đây, khi mà phản biện chỉ được phép nói trong cái “vòng kim cô” của nghị quyết Đảng? Ai chẳng sợ lỡ miệng ra ngoài vòng sẽ bị thiệt thân? Các ông Nguyễn Mạnh Tường luật sư Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Kim Ngọc Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, Trần Xuân Bách Ủy viên Bộ Chính trị, là những nhà phản biện dũng cảm đã bị trừng phạt như thế nào ai chẳng biết!

Mới đây, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS do giáo sư Hoàng Tụy làm Chủ tịch Hội đồng, Tiến sĩ Nguyễn Quang A làm Viện trưởng, đã phải tuyên bố tự giải thể để phản đối Quyết định 97 của Thủ tướng Chính phủ hạn chế quyền được nghiên cứu và phản biện. Ngày 15 tháng 9 năm 2009, Mặt trận Tổ quốc họp báo về Đại hội lần thứ 7, có nội dung “tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng đại đoàn kết toàn dân”. Làm sao đồng thuận được khi không có phản biện dân chủ mà chỉ có quyết định từ trên dội xuống?

Các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân loại tiến bộ khi vào Việt Nam đều phải co lại cho vừa cái khung xã hội chủ nghĩa. Cách hiểu, cách làm của Việt Nam trái với các văn kiện quốc tế về quyền con người mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết thực hiện. Năm nào Việt Nam cũng bị lên án vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền và bị xếp hạng vào cuối bảng của các nước trên thế giới. Phản ứng của Nhà nước Việt Nam luôn luôn là “Nhận thông tin sai lạc với thực tế Việt Nam”, hoặc “can thiệp vào nội bộ Việt Nam”, nặng nề hơn nữa là “âm mưu của các thế lực thù địch hòng chống phá Việt Nam”. Chúng ta chấp nhận hội nhập với cộng đồng nhân loại, làm bạn với tất cả các nước, nhưng lại không đồng ý với người ta về những giá trị phổ biến của nền văn minh nhân loại là: xã hội công dân, sở hữu tư nhân, nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ đại nghị. Chủ nghĩa xã hội thế giới đã thất bại vì phủ định những giá trị phổ biến đó, cố tìm những giá trị khác (xã hội toàn trị, công hữu, kế hoạch hóa quan liêu bao cấp, chuyên chính vô sản, dân chủ tập trung xã hội chủ nghĩa) hòng thay thế, rồi lâm vào ngõ cụt và bị sụp đổ!

Trong bài phát biểu với Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 30-6-2009) ông Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quá trình cầm quyền với hình thức quản lý chuyên chính vô sản, với nguyên tắc tập trung dân chủ, xã hội chưa bao giờ được hưởng quyền tự do dân chủ đích thực”. Và ông xin phép lưu ý: “Nếu xã hội… họ cảm thấy áp lực chuyên chế nặng nề lắm thì không thể tránh được những biến động xấu, rất xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Chính hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa theo mô hình Stalin đã làm suy yếu các khả năng chống tham nhũng, hiểm họa nội xâm của đất nước.

3. Nhiều người già ở Sài Gòn cho rằng tham nhũng hiện nay đã vượt xa chế độ Sài Gòn cũ. Có thể bào chữa rằng tham nhũng là vấn đề toàn cầu chứ có riêng gì mình. Vâng, nhưng tham nhũng ở các quốc gia dân chủ có nhiều thứ thuốc trị mà ta không có. Khi báo chí đưa tin Hoa Kỳ vừa bắt 44 người tham nhũng thì các ông già thạo tin bảo: “Nếu nước ta có cơ quan tư pháp độc lập như họ thì chỉ riêng quận mình thôi, số tên tham nhũng bị bắt cũng vượt xa con số của cả nước Mỹ!”

Có lẽ trên thế giới không nước nào có nhiều cơ quan có chức năng chống tham nhũng bằng nước ta. Đảng có Ủy ban Kiểm tra, Nhà nước có Tổng Thanh tra, các Bộ, các ngành, các đoàn thể, ở từng cấp đều có tổ chức thanh tra, kiểm tra. Có rất nhiều nghị quyết chỉ đạo chống tham nhũng. Một ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng làm Trưởng ban Chống Tham nhũng Trung ương. Các Đảng ủy được nhắc nhở phải coi chống tham nhũng là trách nhiệm lớn. Thế nhưng, tham nhũng đã xảy ra ở ngay các Đảng bộ đạt tiêu chuẩn “4 tốt”, danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” như: Văn phòng Chính phủ, Đảng ủy Bộ Giao thông Vận tải, Đảng ủy PM18, Đảng ủy dự án Đại lộ Đông-Tây… Vì sao tham nhũng ở Việt Nam “kháng thuốc” ghê gớm vậy?

Có 3 nguyên nhân:

(a) Ở các quốc gia dân chủ họ có nền tư pháp độc lập, có thể buộc tội cả Tổng thống, còn pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Tay này sao nỡ chặt tay kia!

Trả lời sao đây khi bao nhiêu vụ án lớn không nhúc nhích:

- Vụ PMU 18 còn đó mà các nhà báo viết về nó đã phải đi tù;

- Vụ PCI dù người Nhật đã khai hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ, nhưng sau nửa năm, Sĩ chỉ bị khởi tố về tội cho thuê nhà! Dư luận tin rằng Sĩ không thể nuốt trôi khối đô la khổng lồ nếu không chia cho các vị thượng cấp có liên quan trách nhiệm đối với công trình này;

-Năm 2006, cảnh sát Đức phát hiện Siemens chuyển hơn 241.000 Euro vào tài khoản ở Singapore của một quan chức Việt Nam. Đến nay cảnh sát Việt Nam chưa động đậy;

- Năm 2008, một Việt kiều bị truy tố “hối lộ 150 nghìn đô la để bán được thiết bị cho một dự án ở Vũng Tàu”. Đến nay phía Việt Nam chưa có ý kiến gì;

- v.v…

(b) Ở các nước dân chủ có hệ thống báo chí được gọi là “quyền lực thứ tư”. Báo chí “lề phải” của chúng ta luôn luôn phải chờ được phép mới dám đưa tin. Trước đây các phóng viên viết bài chống tham nhũng cứ chờ cơ quan điều tra của Bộ Công an cung cấp tài liệu. Từ khi hai phóng viên của báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên dùng tài liệu của công an để viết bài mà vẫn bị xử tù thì những cây bút chống tham nhũng của báo chí Việt Nam càng co lại giữ mình.

(c) Các quốc gia dân chủ đều có các đảng đối lập luôn luôn săm soi mọi hành vi sai trái của đảng cầm quyền. Do đó các đảng cầm quyền phải có nhiều biện pháp quản lý đảng viên giúp họ tránh các cạm bẫy. Còn ở nước ta, Đảng một mình một chợ, đảng viên chẳng cần giữ ý, không sợ bất cứ ai!

Tại Hội nghị Trung ương 3, tháng 7 năm 2006, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có nhận định rất đúng rằng: “Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ”. Từ đó đến nay, ba năm đã trôi qua, tham nhũng không hề nao núng bởi nhận xét của ông. Vậy thì liệu rằng sẽ có lúc chính chế độ phải nao núng bởi tham nhũng?
IV. Nêu bốn câu hỏi, trước khi trình giải pháp

1. Ông Lý Quang Diệu cho rằng năm 1975, Sài Gòn có tiềm lực kinh tế ngang với Băng Cốc, nhưng 20 năm sau Sài Gòn tụt hậu so với Băng Cốc 20 năm. Vì sao? Có phải chỉ vì Băng Cốc có nhiều chính sách khuyến khích phát triển công thương nghiệp tư bản, trong khi đó Sài Gòn ra sức cải tạo công thương nghiệp tư bản? Nhìn rộng ra, tại sao tất cả các nước theo chủ nghĩa xã hội đều nghèo đói so với các nước phát triển tư bản? Nhiều nhà lý luận Mác-Lê sang các nước tư bản phát triển thừa nhận rằng ở các nước này ”có nhiều xã hội chủ nghĩa” hơn Liên Xô, Đông Âu! Cứ xem hai quốc gia bị chia cắt là Đức và Triều Tiên, bên theo chủ nghĩa xã hội thì nghèo đói, bên phát triển tư bản chủ nghĩa thì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh. Nước ta từ khi Đổi mới, tức là từ bỏ những nguyên lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa tự do kinh tế thì sức sản xuất được giải phóng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Như vậy làm sao có thể nói đường lối kinh tế xã hội chủ nghĩa là ưu việt? Lenin từng cho rằng trong cuộc cạnh tranh “ai thắng ai”, chiến thắng sẽ thuộc về bên nào có năng suất lao động cao hơn. Nếu chủ nghĩa xã hội có năng suất cao hơn thì đâu đã bị “hạ gục” (chữ của Tổng thống Mỹ Obama)? Có phải chế độ công hữu triệt tiêu động lực cá nhân trong lao động sáng tạo làm cho năng suất lao động xã hội sa sút?

2. Ngày nay, toàn thế giới đều biết trước đây ở Liên Xô, chính quyền Xô-viết đã thủ tiêu hằng vạn cán bộ cao cấp, hằng triệu dân lành, cấm phát hành nhiều tác phẩm tiến bộ và đày ải các tác giả của nó, kể cả những người đoạt giải Nobel. Ở Trung Quốc, Đại Cách mạng Văn hóa vô sản đã giết hằng triệu người, trong đó có cả Chủ tịch Nước, nhiều ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng và các nhà văn hóa lớn. Ở Campuchia, Đảng Cộng sản (từng là đồng minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời chống Mỹ) đã gây ra họa diệt chủng chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tất cả các đảng cộng sản ở Đông Âu, Cuba, Bắc Triều Tiên đều có những trang sử đen về nhân quyền. Có lẽ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam mềm hơn tất cả? Nhưng dù vậy, chúng ta cũng đâu có thiếu những ngày tháng nhắc tới không khỏi đau lòng: Cải cách Ruộng đất, chống Nhân văn – Giai phẩm, Cải tạo Công Thương nghiệp ở miền Bắc, Chỉnh đốn Tổ chức, Thanh trừ bọn xét lại chống Đảng, Cải tạo Tư sản miền Nam và những cán binh của chính quyền Sài Gòn, gây ra cảnh hàng triệu người vượt biển, một thảm họa “thuyền nhân”!

Có phải vì ý thức hệ cộng sản, độc quyền tư tưởng, triệt tiêu tư duy độc lập tự do sáng tác, phát minh, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực tiến bộ, coi lập trường giai cấp, một khái niệm rất mơ hồ là nền tảng đạo đức, từ đó đẻ ra tình trạng tay phải chặt tay trái, đồng chí giết nhau, lương giáo nghi kỵ, con tố cha, vợ tố chồng?

3. Qua hơn 20 năm đổi mới, một lớp doanh nhân (Đảng muốn gọi tránh, chứ đúng ra phải gọi đúng tên là giai cấp tư sản) đã hình thành, trong đó có khá đông đảng viên cộng sản và con em họ.

Dù cho rằng phải đổi mới nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng đổi mới thế nào cũng không thể vượt khỏi các nguyên lý của nó. Trước Đổi mới, chỉ cần diễn đạt khác các với các nguyên lý giáo điều chút xíu đã bị lên án là xét lại, chống Đảng, đã phải đi tù. Đó là tội của các đồng chí Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Kiến Giang… Đổi mới đến mức không còn các nguyên lý cũng tức là từ bỏ chủ nghĩa xã hội! Đường lối kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ Đại hội 6 đến nay thực sự đã từ bỏ hết các nguyên lý về kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Bởi vì Marx và Engels đã viết: “Chủ nghĩa cộng sản phải xóa bỏ buôn bán, xóa bỏ chế độ sản xuất tư sản, xóa bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa” (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản Sự Thật năm 1974, trang 70) và “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước” (Sách trên, trang 78).

Vậy nếu không phải là từ bỏ vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội mà chỉ là sách lược, cho phép giai cấp tư sản tồn tại trong “giai đoạn quá độ” thì có nghĩa là rồi đây Đảng sẽ có chính sách “từng bước một đoạt lấy” như đã từng làm trong quá khứ? Nhưng lần này liệu những đảng viên cộng sản (số rất đông) và con em họ, những “tư sản đỏ” có chấp nhận chính sách đó hay chống lại? Và toàn dân Việt Nam liệu có đồng ý thực hiện cái chính sách từng kéo lùi Sài Gòn tụt hậu 20 năm so với Băng Cốc? Nếu tính chung cả nước ta thì sự tụt hậu và nỗi đau đớn do chủ nghĩa xã hội theo mô hình Stalin gây ra còn ghê gớm hơn nhiều!

4. Vậy thì vì lý do gì Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam quyết kiên trì chủ nghĩa xã hội?

Rốt lại, chỉ vì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản! Nhưng giữ nó thì phải gánh chịu “3 điểm yếu” từng ngày bào mòn “3 thế mạnh” của Đảng, còn bỏ nó liệu có phiêu lưu như Chủ tịch Nguyễn Minh Triết từng cảnh báo: “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”?

Không! Tôi cho rằng trái lại, bỏ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa sẽ đem lại rất nhiều điều thần kỳ cho Đảng và cho Đất nước.

Tháng 7 năm 2009, ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội, có 4 bài viết và trả lời phỏng vấn của Tuần Việt Nam, nêu những tiêu đề: “Giờ là lúc phải đổi mới toàn diện”; “Tôi mong lãnh đạo quốc gia có tầm nhìn Lý Quang Diệu” (Ông Lý Quang Diệu từng có ý kiến cho rằng việc hoạch định chính sách phát triển đất nước đừng để ảnh hưởng của ý thức hệ); “Dân là gốc, pháp luật là tối thượng”; “Dân là gốc thuộc phạm trù vĩnh viễn, Đảng và Nhà nước thuộc phạm trù lịch sử”; “Không ai độc quyền chân lý”, “Qua tranh luận, thử thách trong cuộc sống… có khi phải thay đổi nhận thức tới 180 độ”. Những ý kiến trên đây của ông Nguyễn Văn An gợi ra nhiều điều quan trọng cho nội dung Đổi mới toàn diện.

Trong bài phát biểu nhân Kỷ niệm Quốc khánh 2-9-2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”. Chúng ta đã đổi mới ngoạn mục về kinh tế, nay “Đổi mới toàn diện” như Tổng Bí thư tuyên bố chính là yêu cầu cấp thiết của toàn dân tộc. Tiếc rằng, Tổng Bí thư chưa nói rõ thế nào là Đổi mới toàn diện.

Chúng tôi nghĩ rằng Đổi mới toàn diện cần theo những nguyên tắc sau đây:

“Đổi mới phải phù hợp với trào lưu thời đại của nhân loại ở thế kỷ 21; phải có tác dụng tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phải Đổi mới tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội và chính trị”.
V. Bỏ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa: Một mũi tên trúng nhiều đích

1. Từ đây, Đảng và dân tộc ta thực sự trở lại với tư tưởng Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh (như giáo sư người Nhật Yoshiharu Tsuboi nhận định) đã được thực thi sau Cách mạng tháng Tám: Một chính phủ liên hiệp thể hiện quyền làm chủ rộng rãi của toàn dân Việt Nam đoàn kết; một bản Hiến pháp 1946 tiến bộ, quy định rõ tổ chức quyền lực Nhà nước và các quyền tự do dân chủ của nhân dân trong xã hội dân sự.

Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng Hồ Chí Minh là một người không giáo điều, ý tưởng nào có thể áp dụng để đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng dân tộc thì người chấp nhận. Người chịu theo Quốc tế 3 chỉ vì bản Cương lĩnh của Lenin ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Năm 1930, “Chánh cương đoàn kết dân tộc” do người soạn thảo cho Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm Stalin nổi giận: đó là chủ nghĩa dân tộc, không phải cộng sản! Năm 1945, người tuyên bố tự giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương để có thể tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, tránh cho dân tộc không phải gánh chịu cuộc chiến tranh tái xâm lược của thực dân Pháp. Chính các thế lực đế quốc của Pháp và Mỹ đã buộc cụ Hồ phải dựa hẳn vào phe cộng sản.

Tư tưởng chủ yếu của Hồ Chí Minh là:

“Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam!”

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi.”

“Không có gì quý hơn Độc lập Tự do!”

“Nếu nước đã được độc lập mà nhân dân không có tự do hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì.”

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Chính vì thế mà một nhà sử học Anh cho rằng, từ những ứng xử của người trong lịch sử có thể tin chắc, nếu còn sống Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là người khởi xướng đổi mới một cách sớm sủa và mạnh mẽ.

Trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta là “Đảng Việt Nam” sẽ được toàn dân tộc vui mừng, tin tưởng. Một chính quyền thực sự là của Dân, do Dân, vì Dân, rũ bỏ được các khuyết tật đã kể ở trên. Một xã hội dân sự, người dân có đầy đủ tự do, dân chủ, nhân quyền như các nước tiên tiến. Nước ta thực sự hội nhập với thế giới trong mọi giá trị văn minh của nhân loại. Từ nay không còn mang nỗi lo quái gở là sợ bị “diễn biến hòa bình”! (Gọi là quái gở bởi vì toàn nhân loại tiến bộ không có ai lo như thế. Trái lại ở nước Singapore, người ta còn cho rằng “Thế giới đã thay đổi, nếu chúng ta không thay đổi là chết!”). Từ nay không còn nơm nớp lo “Các thế lực thù địch phương Tây can thiệp vào nội bộ”. Và quan trọng hơn là từ nay ở vị thế mới trong cộng đồng các quốc gia tiến bộ văn minh của nhân loại, chúng ta mặc nhiên có những đồng minh chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Có đồng minh chiến lược không phải để gây chiến với bọn bành trướng mà là để có đủ sức mạnh nói chuyện hòa bình, buộc chúng thực thi công lý, đòi lại biển đảo bị chúng chiếm đoạt bất hợp pháp.

Với Nhà nước pháp quyền, với lực lượng truyền thông “đệ tứ quyền”, có sự phản biện của xã hội dân sự, “giặc nội xâm” cũng sẽ bị đẩy lùi.

2. Đổi mới Đảng, từ bỏ ý thức hệ cộng sản sẽ là phép màu san bằng rào cản, hòa giải hòa hợp với 3 triệu đồng bào ở nước ngoài, những người yêu nước, có tri thức, có tấm lòng, nhưng không tán thành chủ nghĩa cộng sản và bị ám ảnh rất nặng nề bởi nỗi oán hận từ quá khứ. Từ đây sẽ không còn những cuộc biểu tình chống đối chính quyền trong nước, ngăn cản bà con muốn về xây dựng quê hương. Từ đây các em sinh viên ưu tú du học ở các nước tiên tiến, tiếp thụ các lý tưởng dân chủ không còn nỗi bức xúc, quay ra hoạt động chính trị đối lập với Nhà nước rồi lâm vào cảnh tù tội oan uổng.

Sức mạnh toàn dân tộc sẽ tăng lên gấp bội giúp cho sự nghiệp canh tân đất nước có hiệu quả hơn bao giờ hết. Lịch sử sẽ ghi nhận hành động dũng cảm triệt để đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là mở ra con đường đại phúc cho dân tộc!

3. Đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên, liệu sự chọn lựa này có làm mất quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau khi đã là Đảng của dân tộc) hay không? Đã đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên thì không nên tính toán hơn thiệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng không có một đảng nào có thế mạnh từ lịch sử như Đảng Cộng sản Việt Nam (tiền thân của một Đảng dân tộc được kế thừa Đảng Cộng sản Việt Nam). Là một Đảng lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc, rồi chủ xướng đổi mới, cuối cùng dám từ bỏ ý thức hệ lỗi thời để tự biến mình hoàn toàn thành Đảng của Dân tộc. Vậy thì trong tâm tưởng người Việt Nam yêu nước còn có thế lực nào đáng gửi gắm niềm tin là có đủ tài, đủ đức lãnh đạo đất nước hơn một Đảng như thế?

4. Khi đã có Cương lĩnh đề ra mục tiêu và nội dung đổi mới, Đảng sẽ định một lộ trình thật khoa học để từng bước thực hiện sự nghiệp trọng đại này một cách chắc chắn.

(a) Nhà thơ Thanh Thảo cho rằng: Nên trở về với Hiến pháp 1946, đó là Hiến pháp tiến bộ và dân chủ nhất từ trước tới nay ở Việt Nam; nên trở về với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, là đảng của người lao động cũng là của nhân dân Việt Nam. Như vậy không phải tạo ra đảng mới nào cả mà vẫn là mới so với hiện nay. Nên khôi phục lại hai Đảng Xã hội và Dân chủ đã từng có, để tập hợp những người trí thức yêu nước và giữ vai trò phản biện dân chủ (Thư gửi Thiện Ý).

(b) Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng nên từ thực tế hôm nay mà tìm lối ra thích hợp hơn là quay lại cái cũ. Ví dụ, bắt đầu luật hóa Điều 4 để sự lãnh đạo của Đảng không là đảng trị. Xây dựng luật bầu cử đảm bảo quyền tự do ứng cử bầu cử của nhân dân, để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, hệ thống chính quyền thực sự là của dân, do dân, vì dân. Xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập để Chính phủ điều hành việc nước bằng pháp luật và chịu sự giám sát của nhân dân theo pháp luật. Cuối cùng khi đến lúc đủ điều kiện sẽ soạn lại Hiến pháp theo đúng tinh thần Dân chủ Cộng hòa, đáp ứng nguyện vọng của toàn dân và phù hợp với lương tri của đa số các dân tộc trong thời đại ngày nay.

Đảng Cộng sản Việt Nam có thể theo cách của Đảng Xã hội Pháp hồi 1920: Những người muốn đảng trở thành Đảng của dân tộc và những người muốn giữ nguyên Đảng Cộng sản tách nhau ra thành hai đảng. Sau đó, tổ chức trưng cầu ý dân bằng một cuộc bỏ phiếu kín chọn đảng lãnh đạo từ hai đảng này. Đảng không được nhân dân chọn làm lãnh đạo sẽ trở thành đảng đối lập.

Tôi muốn nhắc lại bài học của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia trước đây để càng thêm tin tưởng việc triệt để Đổi mới Đảng:

Khi chấp nhận hình thức Chính phủ Liên hiệp, Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia đã mở Đại hội đề ra Cương lĩnh mới, tuyên bố từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, đổi tên đảng thành Đảng Nhân dân Campuchia (bỏ từ Cách mạng với ngụ ý trở thành Đảng của dân tộc). Đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam dự Đại hội này là ông Lê Đức Anh, nguyên cố vấn cho đảng bạn, đã tức giận cho rằng “Chưa thua mà đã cuốn cờ!” (ý nói cờ cộng sản). Lúc ấy thế và lực của Đảng Nhân dân Campuchia rất yếu so với Đảng Bảo hoàng của Ranariddh được uy tín của Sihanouk và Nhà nước Vương quốc yểm trợ. Vậy mà từ vị thế phải chia đôi quyền lực Nhà nước (2 ông Thủ tướng, 2 ông Bộ trưởng, cho tới các cấp dưới…) Đảng Nhân dân Campuchia đã vượt lên sau mỗi nhiệm kỳ và ngày nay hoàn toàn ở thế thượng phong so với các đảng đối lập.

Đảng Cộng sản Việt Nam có những ưu thế tuyệt đối mà Đảng Nhân dân Campuchia ngày ấy không thể sánh. Do đó giải pháp triệt để đổi mới Đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội, trở thành Đảng của dân tộc, không hề là phiêu lưu mà là một hành động sáng suốt, bắt đúng nhịp của thời đại, đáp ứng đúng nguyện vọng của dân tộc, nhất định Đảng sẽ cùng Dân tộc đồng hành tới tương lai vô cùng xán lạn!

Thiện Ý

Sunday 6 September 2009

Proof of Ho chi Minh's intent to be trained as a servant to French colonialism


Vietnamese communist's propaganda always refers to Ho chi Minh's initial foray into revolutionary activities as a conscious act to rid the nation of french colonialists.

Attached picture shows Ho chi Minh's original intent. He fled Vietnam in search of getting a job and better economic chances, not to find ways to help him overthrow the french colonial system in Vietnam.

News